Hàng hóa không phù hợp với mục đích sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 42 - 44)

Bên cạnh các tiêu chí trên, CISG, Bộ Luật Thương mại Thống nhất và chỉ thị 44/99/EC đều đề cập đến tính phù hợp với mục đích sử dụng để xác định tính phù hợp của hàng hóa. Theo đó, hàng hóa sẽ bị xem là không phù hợp nếu không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng (1); hoặc không phù hợp với bất cứ mục đích sử dụng cụ thể nào mà người bán đã được biết một cách rõ ràng hay ngụ ý vào thời điểm giao kết hợp đồng (2). Với trường hợp (1), tính thích hợp với mục đích sử dụng ở đây được đánh giá thông qua suy nghĩ thông thường người mua và người bán về công năng sử dụng của hàng hóa. Thông thường, tính phù hợp với mục đích sử dụng thường được xác định theo các tiêu chuẩn của nước người bán. Do đó, trên thực tế giao dịch, người mua nên thông báo với người bán về những yêu cầu đặc biệt hoặc những giới hạn của nước người mua. Và tốt nhất là tiêu chuẩn cụ thể mà nước người mua đề ra về tính phù hợp với mục đích sử dụng của hàng hóa. Với trường hợp (2), tính thích hợp với mục đích sử dụng cụ thể được hiểu là mục đích của người mua khi nhập khẩu loại hàng hóa này. Ví dụ hàng hóa có thể nhằm mục đích bán lại thu lợi nhuận hoặc trở thành nguyên, nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất… Tiêu chí này được dùng trong trường hợp người mua mua hàng nhằm mục đích sử dụng cụ thể. Hay nói cách khác, nếu người bán biết rõ ý định của người mua, người mua thường dựa vào k năng và sự phán đoán của người bán để có được loại hàng hóa đáp ứng được mục đích sử dụng đó (Hubber Mullis, 2007). Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận cụ thể về chất lượng hàng hóa, CISG sẽ viện dẫn đến giá trị sử dụng hàng hóa, bao gồm “giá trị sử dụng thông thường” và “giá trị sử dụng đặc biệt”.

* Giá trị sử dụng thông thường

chất lượng hàng hóa, người bán có nghĩa vụ giao hàng với giá trị sử dụng thông thường của sản phẩm cùng loại. Khái niệm “giá trị sử dụng thông thường” trong thương mại được hiểu là có khả năng bán lại trong những điều kiện thương mại bình thường. Có quan điểm cho rằng, với quy định này người mua phải hài lòng nhận hàng khi hàng hóa phù hợp với giá trị sử dụng thông thường. Có quan điểm lại cho rằng, một khi người mua đã phải tìm kiếm một nhà sản xuất chuyên môn cao thì có quyền đòi hỏi phải nhận được những sản phẩm chất lượng cao hơn những sản phẩm cùng loại được cung cấp khắp nơi với giá rẻ hơn, do vậy “giá trị thông thường” cần phải được xác định dựa vào bối cảnh cụ thể.

Khi nói đến giá trị sử dụng thông thường của hàng hóa, người ta c ng thường đặt ra câu hỏi liệu người bán có cần phải giao hàng phù hợp với các tiêu chuẩn thương mại của nước người mua không Giải quyết câu hỏi này các học giả có xu hướng ủng hộ quan điểm rằng, người bán không bắt buộc phải biết và tuân thủ các tiêu chuẩn thương mại của nước người mua. Tuy nhiên, nguyên tắc trên c ng có những ngoại lệ. Ví dụ khi người bán quyết định mở rộng thị trường bằng cách quảng cáo sản phẩm tại nước của người mua thì người bán phải biết và tuân thủ các tiêu chuẩn của nước người mua. Hoặc khi người bán có chi nhánh tại nước người mua, hoặc có mối quan hệ thương mại t lâu với người mua, sẽ là hợp lý khi đòi hỏi người bán phải giao hàng phù hợp với tiêu chuẩn thương mại của nước nơi hàng hóa được tiêu thụ.

* Giá trị sử dụng đặc biệt

Bên cạnh giá trị sử dụng thông thường, CISG c ng quy định về nghĩa vụ giao hàng phù hợp với mục đích sử dụng đặc biệt mà người mua hướng tới “hàng hóa phải phù hợp với giá trị sử dụng đặc biệt mà người mua đã rõ ràng hoặc ngụ ý thông báo cho người bán tại thời điểm giao kết hợp đồng” (điểm b khoản 2 iều 35 CISG). Ví dụ cho trường hợp này là mục đích sử dụng sản phẩm trong những điều kiện thời gian đặc biệt, ví dụ khi đặt hàng quần áo rét để bán trong mùa đông, đặt hàng cây thông Noel phục vụ cho Lễ giáng sinh.

Như vậy, việc xác định sự phù hợp của hàng hóa là tương đối nhạy cảm. Do vậy, ở các nước mà án lệ được coi là một nguồn luật thì các quyết định của quan tòa

c ng như trọng tài thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi hệ thống án lệ. ây c ng là một khía cạnh mà Việt Nam nên xem xét trong trường hợp tham gia vào CISG về mua bán hàng hóa quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)