kịp thời
Người mua phải đảm bảo mình đã thông báo hủy hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Công ước đã đưa ra một thời hạn chung cho những trường hợp hủy hợp đồng mà không phải do giao hàng chậm điều 49 khoản 2 điểm b. Theo đó, thời hạn thông báo hủy hợp đồng trường hợp hàng hóa không phù hợp c ng áp dụng theo quy định này. CISG đưa ra các thời hạn như sau:
2. Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng: b. Ðối với các trường hợp vi phạm khác trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý:
i. Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó; ii. Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó; hoặc
iii. Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2 điều 48 hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ.
iểm b(i) chỉ ra rằng người mua phải tuyên bố kể t lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó. Trong trường hợp vi phạm đó là về tính phù hợp của hàng hóa, phải phân biệt giữa thời hạn hủy hợp đồng và thời hạn khiếu nại theo điều 39 của hàng hóa. Theo đó, thời hạn khiếu nại tại điều 39 khoản 1 bắt đầu t khi người bán đã phát hiện ra hoặc đáng lẽ phát hiện ra khiếm khuyết của hàng hóa. Và thời hạn thông báo hủy hợp đồng theo điều 49 khoản 2 điểm b(i) được tính t thời điểm mà sự không phù hợp của hàng hóa đủ nghiêm trọng đến mức cấu thành một vi phạm cơ bản hoặc không thể khôi phục được. ồng thời, điểm b(ii) và (iii) chỉ ra rằng người mua được quyền tuyên bố hủy hợp đồng trong trường hợp người bán không có khả năng khôi phục tính phù hợp của hàng hóa trong thời hạn mà người mua gia hạn thêm (theo khoản 1 điều 47) hoặc thời hạn mà người bán yêu cầu người mua gia hạn thêm (theo điều 48); hoặc việc khôi phục đó gây ra những phí tổn hoặc chậm trễ không đáng có cho các bên. Thời hạn này thường được bắt đầu t lúc thời hạn gia hạn thêm của các biện pháp sửa chữa chấm dứt. C ng như ở các quy định khác, thời hạn thông báo hủy hợp đồng tại điều 49 khoản 2 điểm b được xác định tùy vào t ng vụ việc cụ thể. Trong một vụ tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán máy móc phục vụ công nghiệp tái chế túi nhựa giữa người mua Ecuado và người bán Italy [20]. Sau khi phát hiện có máy có khiếm khuyết, người mua đã yêu cầu người bán sửa chữa.
[20] Tranh chấp ngày 13/12/2011 tham khảo tại
Sau một vài lần sửa chữa, máy vẫn không thể sử dụng được. 5 tuần sau lần sửa chữa cuối cùng, người mua đã tuyên bố hủy hợp đồng. Tòa án cho rằng việc người mua tuyên bố hủy hợp đồng sau 5 tuần kể t ngày sửa chữa máy cuối cùng là vẫn nằm trong thời hạn phù hợp theo điều 49 khoản 2 điểm b(ii). Do đó, người mua được áp dụng chế tài hủy hợp đồng cùng các biện pháp liên quan. Tuy nhiên, trong một tranh chấp khác giữa người bán Hà Lan và người mua ức về hợp đồng mua bán chăn dệt acrylic. Sau khi hàng được giao, người mua phát hiện thiếu mất 5 cuộn chăn và báo với người bán nhưng không thông báo cụ thể là loại chăn kiểu nào. Do đó, người bán đã giao nhầm thêm 5 cuộn chăn loại khác. 8 tuần sau đó, người bán đã tuyên bố hủy hợp đồng mặc dù người bán đã đề nghị giao lại hàng phù hợp. Trong trường hợp này, cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án của ức cho rằng người bán đã mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng theo điều 49 khoản 2 điểm b(i). Tòa án giải thích rằng, thời gian 8 tuần thực hiện các hành động hợp lý để đi đến quyết định hủy hợp đồng (xem xét, thương lượng giữa 2 bên, xin tư vấn pháp lý…) là quá dài. Và bên cạnh đó, người bán đã đề nghị được giao hàng thay thế. Do vậy, người mua bị mất quyền hủy hợp đồng.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VI PHẠM CƠ BẢN DO HÀNG HOÁ KHÔNG PHÙ HỢP VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM