Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật của Việt Nam có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 73 - 95)

quan tới vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp

Là kết quả của một nỗ lực thống nhất luật tư, CISG ngày càng được nhiều quốc gia ủng hộ và gia nhập. ồng thời các nước hoàn toàn có thể tham khảo và học tập các quy định của CISG để hoàn thiện hơn các quy định về pháp luật hợp đồng trong nước. Theo Tờ trình 173/TTr-CP về việc gia nhập CISG của Liên hợp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: “khi Việt Nam gia nhập CISG, Việt Nam cũng sẽ được hưởng những lợi ích do văn bản thống nhất luật này mang lại, đó là giảm bớt xung đột pháp luật trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, tạo khung pháp luật thống nhất, hiện đại trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, một lĩnh vực vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại quốc tế của Việt Nam”. T những phân tích các quy định và thực tiễn xét xử của CISG, của Việt Nam, nhằm khắc phục những bất cập trong quy định và thực tiễn vận dụng quy định về vi phạm cơ bản của chúng ta, trên cơ sở định hướng sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng, người viết đề xuất những giải pháp sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

3.3.1 Sửa đổi khoản 13, Điều 3 Luật Thương mại 2005 về vi phạm cơ bản

Như đã phân tích ở trên, quy định như hiện nay về vi phạm cơ bản trong Luật Thương mại đã ẩn chứa những bất cập cả trong chính bản thân quy định lẫn trong

thực tiễn áp dụng. Sự thiếu rõ ràng của quy định về “thiệt hại”, “mức độ thiệt hại”, “mục đích của việc giao kết hợp đồng” đã khiến khái niệm “vi phạm cơ bản” trong Luật Thương mại khó áp dụng trong thực tiễn. T phân tích những bất cập trong quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng, trên cơ sở tham khảo quy định và thực tiễn vận dụng của tòa án, trọng tài một số quốc gia thành viên CISG trong việc xác định các yếu tố cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng c ng như bất cập của CISG về quy định này, người viết đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về vi phạm cơ bản trong Luật thương mại như sau:

- Không cần thiết phải quy định yếu tố “thiệt hại” trong quy định về vi phạm cơ bản tại Khoản 13 iều 3. Người viết cho rằng, yếu tố “thiệt hại” trong khái niệm về vi phạm cơ bản phải được hiểu là những gì không thuận lợi, tức là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm. Chỉ nên coi những vi phạm có ảnh hưởng lớn tới lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm mới là cơ bản, vì vậy, không nhất thiết phải đặt thuật ngữ này trong khái niệm về vi phạm cơ bản hợp đồng.

- Thay cụm t “mục đích của việc giao kết hợp đồng” bằng “lợi ích kỳ vọng t hợp đồng” và xác định mức độ ảnh hưởng của vi phạm hợp đồng tới “lợi ích kỳ vọng t hợp đồng” bằng cụm t “tước đi đáng kể”. Thực tế sử dụng t mục đích dễ gây khó khăn, tr u tượng trong việc xác định nội hàm của nó. Mục đích của hợp đồng bao gồm nhiều loại: mục đích chung của loại hợp đồng được sử dụng để phân biệt giữa các loại hợp đồng được điều chỉnh bởi các ngành luật khác nhau (dân sự, kinh doanh, thương mại…).; mục đích riêng của t ng hợp đồng riêng lẻ thể hiện giới hạn cụ thể của cam kết giữa các bên về phạm vi thực hiện hợp đồng. Ví dụ: hợp đồng vay tiền để sản xuất, kinh doanh hoặc để tiêu dùng… iều quan trọng tạo nên vi phạm cơ bản, làm cho vi phạm cơ bản khác với các vi phạm hợp đồng khác là mức độ ảnh hưởng của hành vi vi phạm đối với kỳ vọng của bên bị vi phạm t hợp đồng, đến mục đích của việc giao kết hợp đồng. Vì vậy, không nên quy định như hiện tại “làm cho bên bị thiệt hại không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” vì sự khó khăn trong việc xác định mức độ không đạt được mục đích (một phần hay toàn bộ) của việc giao kết hợp đồng, t đó dẫn đến “tính đa dạng” trong các vụ việc có cùng tính chất, nội dung như nhau nhưng kết quả khác nhau khi được giải quyết với tòa án, trọng tài khác nhau. iều này ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc áp

dụng thống nhất pháp luật của tòa án, trọng tài. Quy định về vi phạm cơ bản cần chỉ rõ tác động của hành vi vi phạm phải đến mức “tước đi đáng kể lợi ích kỳ vọng t hợp đồng” của bên bị vi phạm mới đảm bảo cấu thành vi phạm cơ bản.

Luật Thương mại c ng nên có thêm quy định về tính tiên liệu (dự đoán trước được) của thiệt hại là hậu quả của hành vi vi phạm. Bởi lẽ như đã chỉ ra ở Chương 1 và Chương 2, có rất nhiều những hành vi vi phạm mà người bán không thể dự đoán trước được.

T những phân tích trên, người viết đề xuất sửa đổi khoản 13 iều 3 của Luật thương mại như sau: “Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên tước đi đáng kể lợi ích kỳ vọng từ hợp đồng của bên kia, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu được hậu quả đó”.

3.3.2 Sửa đổi khoản 2 Điều 39 Luật thương mại 2005 về hàng hoá không phù hợp với hợp đồng

Khoản 2 iều 39 Luật Thương mại quy định “người mua có quyền t chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng” mâu thuẫn với quy định tại iều 56 “người mua có nghĩa vụ nhận hang”. Quyền t chối nhận hàng của người mua c ng chỉ nên được th a nhận nếu sự không phù hợp của hàng hóa được giao là đáng kể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của người mua. Quy định như hiện nay tại Khoản 2 iều 39 dễ dẫn đến lạm dụng quyền t chối nhận hàng của người mua. Nhận hàng là nghĩa vụ, chấp nhận hàng là quyền của người mua nên không thể tồn tại mâu thuẫn chính trong Luật thương mại khi đều là nhận hàng nhưng v a là quyền, v a là nghĩa vụ. Người viết cho rằng, với mục đích đảm bảo tính bền vững của hợp đồng thương mại, các bên càng tuân thủ đúng hợp đồng thì càng có lợi cho xã hội, khi xem xét hành vi vi phạm hợp đồng có phải là vi phạm cơ bản không thì cần xem xét cả quyền khắc phục vi phạm của người bán, tức là việc bên vi phạm có sẵn sàng khắc phục hoặc có khả năng khắc phục vi phạm hay không, để t đó xem xét, đối chiếu sự ảnh hưởng của vi phạm, của sự khắc phục vi phạm với mục đích của việc giao kết hợp đồng của bên bị vi phạm. Chính vì thế, để tạo sự tương thích với các quy định khác của Luật thương mại, người viết kiến nghị sửa điều khoản nói trên như sau:

“Điều 39. Hàng hóa không phù hợp với hợp đồng

2. Bên mua có quyền từ chối chấp nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này cấu thành vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”

3.3.3 Sửa đổi các điều khoản liên quan đến chế tài áp dụng trong trường hợp hàng hoá không phù hợp

3.3.3.1 Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 297 về buộc thực hiện đúng hợp đồng

Thứ nhất, Luật Thương mại 2005 chỉ mới đề cập đến chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng (hay biện pháp khôi phục tính phù hợp của hàng hóa) như một quyền của người mua. Ở đây, CISG đã xem xét biện pháp này ở góc độ v a là quyền của người mua, v a là quyền yêu cầu của người bán, do đó nâng cao khả năng thực hiện hợp đồng. Tương tự, Luật Thương mại c ng không có quy định rõ ràng về cơ sở áp dụng sửa chữa hàng hóa hay giao hàng thay thế. Tuy nhiên CISG đã quy định rõ ràng người mua chỉ được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi vi phạm của người bán thành vi phạm cơ bản, còn trong các trường hợp khác người mua chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại tr khuyết tật của hàng hóa. ây là những điểm mà Luật Thương mại năm 2005 có thể học tập và áp dụng cho các giao dịch mua bán hàng hóa trong nước c ng như quốc tế.

Quy định tại khoản 2 iều 297 không những trao cho người mua quyền yêu cầu giao hàng thay thế ngay cả với những khiếm khuyết nhỏ mà người bán có thể sửa chữa, khắc phục được, mà còn không bao phủ hết các trường hợp vi phạm hợp đồng. Ví dụ, bao bì hàng giao không phù hợp với hợp đồng thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của khoản 2 iều 297 vì khoản 2 iều 297 chỉ cho phép áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong trường hợp giao thiếu hàng hoặc hàng kém chất lượng. Vì vậy, để đảm bảo tính tương thích với các quy định khác về quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua (bên cung ứng dịch vụ và khách hàng), đặc biệt là quy định về sự không phù hợp của hàng hóa tại iều 39 Luật thương mại, người viết kiến nghị sửa khoản 2 iều 297 như sau:

“Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không phù hợp với hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận. Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ không phù hợp về chất lượng thì phải, với chi phí của mình, khắc phục sự không phù hợp đó của hàng hóa, dịch vụ hoặc giao hàng, cung ứng dịch vụ thay thế theo đúng hợp đồng nếu sự không phù hợp đó cấu thành một sự vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng hóa khác chúng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.

Như đã phân tích ở trên, khoản 3 iều 297 quy định quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế khi người bán giao hàng, cung ứng dịch vụ không phù hợp với hợp đồng nhưng không thực hiện loại tr sự không phù hợp đó (giao hàng thiếu, kém chất lượng; cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, có thiếu sót), về mặt bản chất pháp lý, là hệ quả pháp lý khi hợp đồng với bên vi phạm bị hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. ể đảm bảo tính logic của chế tài trong thương mại, phần quy định này tại khoản 3 iều 297 “3. Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có” nên được loại bỏ ra khỏi iều 297. Người viết kiến nghị sửa khoản 3 iều 297 như sau:

“Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền tự khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa, dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý”.

3.3.3.2 Sửa đổi khoản 2 Điều 299 và Điều 312

Như đã phân tích ở trên, hủy bỏ hợp đồng là chế tài rất nặng nề, tác động trực tiếp lên hiệu lực hợp đồng và các bên giao kết hợp đồng c ng như cơ quan tài phán cần cân nhắc k lưỡng trước khi yêu cầu hoặc quyết định nhằm đảm bảo nguyên tắc tuân thủ hợp đồng. Tuy nhiên, điều kiện hủy bỏ hợp đồng khi các bên

không có thỏa thuận là quá rộng dẫn đến nguy cơ “lạm dụng” để yêu cầu áp dụng một trong các chế tài này và tạo sự không tương thích giữa iều 312 và iều 313. Chính vì vậy, người viết kiến nghị chỉ nên xem xét áp dụng các chế tài này khi không thực hiện hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng bởi với hành vi thực hiện không đúng hợp đồng như giao hàng không đúng số lượng, giao hàng không phù hợp về chất lượng, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm khắc phục hoặc giao hàng thay thế với chi phí của bên vi phạm. Tác động lên hiệu lực hợp đồng chỉ nên xem là biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp khác.

iều 298 cho phép bên bị vi phạm có thể gia hạn một thời gian hợp lý để bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tiếp theo, khoản 2 iều 299 quy định “Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Tuy nhiên, nếu muốn áp dụng chế tài tạm ng ng thực hiện, đình chỉ thực hiện hay hủy bỏ hợp đồng thì phải có điều kiện là vi phạm cơ bản hợp đồng. Phải chăng Luật thương mại gián tiếp th a nhận không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong thời hạn gia hạn là vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng thì bên bị vi phạm mới có cơ sở áp dụng chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình được. Tuy nhiên, việc quy định cho phép áp dụng “chế tài khác” dễ dẫn đến tính đa dạng trong thực tiễn và không phù hợp với thực tiễn pháp luật quốc tế.

ể đảm bảo quyền lợi của bên bị vi phạm, trên cơ sở tham khảo quy định của CISG cho thấy, thực tiễn tòa án, trọng tài cho phép bên bị vi phạm có quyền hủy hợp đồng nếu đã gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cho bên vi phạm nhưng bên vi phạm vẫn không thực hiện hợp đồng trong thời gian gia hạn thêm đó. Ví dụ, bên vi phạm vẫn không giao hàng mặc dù bên bị vi phạm đã yêu cầu giao hàng trong thời hạn nhất định. Vì vậy, thay vì bổ sung căn cứ hủy bỏ hợp đồng do không thực hiện hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, thậm chí là tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, chúng ta có thể sửa đổi khoản 2 iều 299 cho phép chấm dứt hợp đồng bằng cách áp dụng trực tiếp chế tài đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ hợp đồng. Do đó, sẽ tạo được sự kết nối giữa

iều 298, khoản 2 iều 299 với iều 310, iều 312, cụ thể:

Điều 299. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác

2. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm chỉ định, bên bị vi phạm có quyền áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Điều 312. Hủy bỏ hợp đồng

4. Trừ trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

- ảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng.

- Một bên không thực thực hiện hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

3.4 Giải pháp nhằm hạn chế việc hàng hoá không phù hợp theo CISG cho doanh nghiệp

3.4.1 Đảm bảo hàng hoá phù hợp với hợp đồng trong các giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế nói chung và các giao dịch trong khuôn khổ CISG nói riêng

Trong nhiều năm qua Việt Nam thường xuyên gặp phải những vụ tranh chấp liên quan đến tính phù hợp của hàng hóa. ặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông lâm thủy hải sản như lúa gạo, tôm, cá, các loại rau quả, thịt tươi... Hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 73 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)