Buộc thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 69 - 72)

Cả Luật Thương mại 2005 và CISG đều thống nhất rằng buộc thực hiện hợp đồng là một chế tài cơ bản đối với bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, tuy nhiên quy định của mỗi bên lại có phần khác biệt nhất định.

Tại điều iều 297, Luật Thương mại 2005 buộc thực hiện đúng hợp đồng được định nghĩa là: “việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Về biện pháp buộc thực hiện hợp đồng, iều 46 của CISG quy định về buộc thực hiện hợp đồng như sau: “1. Người mua có thể yêu cầu người bán phải thực hiện nghĩa vụ, trừ phi người mua sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không hợp với yêu cầu đó. 2. Nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng thì người mua có thể đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu sự không phù hợp

[21] Công ước Viên 1980 (CISG) cho người Việt Nam, So sánh CISG và luật Việt Nam tham khảo tại https://cisgvn.wordpress.com/2010/11/01/so-sanh-cisg-va-luật-việt-nam/ ngày 7/12/2018

đó tạo thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng và yêu cầu về việc thay thế hàng phải được đặt ra cùng một lúc với việc thông báo những dữ kiện chiếu theo điều 39 hoặc trong một thời hạn hợp lý sau đó”. Tương tự, về phía người bán “có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó” ( iều 62, CISG). Như vậy có thể thấy CISG và Luật Thương mại 2005 đều thống nhất rằng bên bị vi phạm (trái chủ) lựa chọn một trong hai biện pháp: tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hay thay thế hàng hóa. Tuy vậy, câu hỏi đặt ra là căn cứ vào đâu để lựa chọn phương thức thay thế hàng hóa Luật thương mại 2005 đã không chỉ ra được căn cứ để áp dụng thay thế hàng hóa, mà cho phép bên bị vi phạm sử dụng biện pháp này trong trường hợp hàng hóa bị vi phạm về chất lượng và họ không chấp nhận việc sửa chữa hàng hóa; thậm chí bên vi phạm có thể dùng tiền để để thay thế nếu bên bị vi phạm chấp nhận (Khoản 2, iều 297 Luật Thương mại). Trong khi đó, CISG lại phân định rõ, điều kiện để bên bị vi phạm được áp dụng biện pháp thay thế hàng hóa khi sự không phù hợp của hàng hóa cấu thành “vi phạm cơ bản”, còn trong các trường hợp khác bên bị vi phạm chỉ được áp dụng biện pháp sửa chữa hàng hóa, loại tr khuyết tật của hàng hóa, và các trường hợp buộc thực hiện nghĩa vụ cụ thể khác tại điều 47, 48 (Phan Thị Thanh Thu , 2014).

3.2.3.2 Bồi thường thiệt hại

Về chủ thể bồi thường thiệt hại và giá trị bồi thường thiệt hại: cả hai nguồn luật đều quy định bồi thường thiệt hại là việc bồi thường những thiệt hại xảy ra khi có hành vi vi phạm hợp đồng. Giá trị bồi thường thiệt hại là những tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm xảy ra ( iều 74 CISG, iều 302 Luật Thương mại 2005). Khi hợp đồng bị hủy và bên bị vi phạm đã ký hợp đồng thay thế: bên bị thiệt hại sẽ được bồi thường khoản chênh lệch giữa giá theo hợp đồng và giá của giao dịch thay thế ( iều 75 CISG). Khi hủy bỏ hợp đồng nhưng bên bị thiệt hại không ký hợp đồng thay thế, khoản tiền bồi thường thiệt hại là khoản chênh lệch giữa giá hiện hành lúc hủy hợp đồng và giá ấn định trong hợp đồng ( iều 76 CISG).Tuy nhiên không tìm thấy những quy định tương tự như CISG trong pháp luật Việt Nam, mặc dù trong thực tế, cách tính toán thiệt hại

như trên là khá thông dụng. Về tiền lãi được tính dựa trên lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán ứng với thời gian chậm trả ( iều 306 Luật Thương mại 2005), trong khi đó CISG chỉ quy định bên bị vi phạm có quyền được hưởng tiền lãi tính trên khoản tiền chậm thanh toán mà không ảnh hưởng đối với bất cứ yêu cầu nào về bồi thường thiệt hại có thể nhận được mà không quy định lãi suất tính lãi ( iều 74 CISG).

Về nghĩa vụ hạn chế tổn thất: pháp luật Việt Nam và CISG đều quy định bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế những tổn thất do vi phạm hợp đồng MBHHQT gây ra. Nếu bên bị vi phạm không áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất thì bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được ( iều 77 CISG1980, iều 305 Luật Thương mại 2005).

Bên cạnh đó, cả hai nguồn luật đều khuyến khích việc khắc phục hậu quả một cách thiện chí, nhằm giảm thiểu các chi phí phát sinh; khuyến khích sự duy trì hợp đồng hơn các biện pháp xử lý khác như chấm dứt hợp đồng hay đòi bồi thường thiệt hại, thể hiện qua việc chấp nhận một lời đề nghị hợp lý về việc sửa chữa nhằm khắc phục thiệt hại ( iều 37, 48 CISG); đồng thời, bên bị vi phạm có thể cho phép gia hạn một thời gian bổ sung hợp lý để bên vi phạm có thể thực hiện nghĩa vụ hay khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm ( iều 298 Luật Thương mại 2005, iều 47, 63 CISG). ối với việc áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất, trong trường hợp bên bồi thường đã áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại nhưng thiệt hại không những không được hạn chế mà còn lớn hơn, thiệt hại phát sinh do bên đòi bồi thường áp dụng các biện pháp theo họ là hạn chế tổn thất sẽ không được bồi thường ( iều 305 Luật Thương mại 2005 và iều 77 CISG).

Bên bị vi phạm có quyền áp dụng kết hợp các chế tài như hủy bỏ hợp đồng nhưng vẫn được đòi bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn, iều 45 CISG quy định người mua không mất quyền đòi bồi thường thiệt hại khi họ sử dụng quyền dùng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác, điều này giống với quy định tại iều 316 Luật Thương mại 2005. Trong trường hợp người bán giao hàng không phù hợp với hợp đồng, iều 46 CISG 1980 quy định người mua có quyền đòi người bán phải giao hàng thay thế hoặc loại tr sự không phù hợp ấy, tức áp dụng chế tài

buộc thực hiện hợp đồng; đồng thời, cả hai nguồn luật đều quy định về thời hạn bổ sung hợp lý để người bán thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp này, người mua vẫn có thể áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)