“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một chế định phức tạp và được áp dụng rộng rãi tại các quốc gia cũng như quốc tế” (Nguyễn ô, 2018, tr.79). iều 37 CISG quy định: “Trong trường hợp giao hàng trước thời hạn, người bán có quyền, cho tới trước khi hết hạn giao hàng, giao một phần hay một số lượng thiếu, hoặc giao hàng mới thay cho hàng đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục mọi sự không phù hợp của hàng hóa đã giao với điều kiện là việc làm đó của người bán không gây cho người mua một trở ngại hay phí tổn vô lý nào. Tuy nhiên người mua có quyền đòi hỏi bồi thường thiệt hại chiếu theo Công ước này.”
Theo iều 74 CISG: “Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng. Tiền bồi thường thiệt hại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do vi phạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết.” Thiệt hại này là tổng số các tổn thất (bao gồm cả lợi ích đã mất) mà người mua phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng do người bán gây ra.
CISG quy định cụ thể cách xác định thiệt hại trong trường hợp bị hu ( iều 75 và iều 76): Nếu sau khi hợp đồng bị hu trong thời gian hợp lý, người mua đã mua hàng thay thế thì thiệt hại trong trường hợp này được tính là khoản tiền chênh lệch giữa giá trong hợp đồng và giá mua hàng thay thế. Nếu sau khi hợp đồng bị hu mà người mua không mua hàng thay thế thì trong trường hợp này là phần chênh lệch giữa giá ấn định trong hợp đồng và giá hiện hành vào lúc hu hợp đồng. Về nguyên tắc người bán có trách nhiệm bồi thường tất cả thiệt hại do hành vi vi phạm hợp
đồng của mình gây ra. Tuy nhiên, khi tính toán mức bồi thường thiệt hại, các bên phải dựa trên quan điểm hợp lý. Do đó các thiệt hại không thực tế, không chứng minh được bằng cách hợp lý sẽ không được tính đến và bên vi phạm hợp đồng có thể yêu cầu giảm bớt một khoản tiền bồi thường thiệt hại bằng với mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Vụ Brassiere cups case [15]: Trong năm 2003, công ty Pháp đã ký với công ty Ý một số hợp đồng mua 17.600 đôi miếng lót ngực để sản xuất áo bơi. Hàng hóa được giao đến cho một công ty Tuy-ni-di để gia công. Trong quá trình gia công, công ty Pháp phát hiện ra các miếng lót ngực không phù hợp với yêu cầu về chất lượng đã được quy định trong hợp đồng và trả lại hàng. Ngày 3/11/2003, công ty Ý đề nghị sẽ sửa chữa hàng hóa và sẽ giao hàng hóa phù hợp trong thời gian 5 tuần. Tuy vậy, họ đã không thực hiện được việc sửa chữa hàng hóa trong thời gian nói trên. Ngày 11/12/2003, công ty Pháp tuyên bố hủy hợp đồng và đòi công ty Ý bồi thường 32.490 euros, bao gồm 2 khoản sau: 1. Chi phí sản xuất lô áo bơi tại Tuy-ni- di t miếng lót ngực không đạt chất lượng: 16.290 euros (1800 áo x chi phí 9,05 euros/áo). 2. Thiệt hại (do chênh lệch giá) khi mua miếng lót ngực để thay thế: công ty Pháp, vào tháng 12/2003 đã phải đặt hàng mua gấp 16.200 đôi miếng lót ngực t một nhà cung cấp T khác và vì mua gấp c ng như không có vị thế đàm phán nên phải chấp nhận mức giá cao hơn 1 euros so với mức giá trong hợp đồng, dẫn đến thiệt hại là 16.200 euros. Tòa án cho rằng: - Khoản 1: Theo các thư t trao đổi giữa các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp, vào thời điểm phát hiện ra sự không phù hợp của hàng hóa, mới có 860 đôi miếng lót ngực được đưa vào sản xuất. Tuy vậy, phải đợi 3 ngày sau thì công ty Pháp mới cho lệnh d ng dây chuyền sản xuất áo bơi tại Tuy-ni-di, làm cho số lượng áo bơi được sản xuất tăng lên 1800. Tòa án dẫn chiếu đến iều 77 CISG liên quan đến nguyên tắc hạn chế tổn thất, theo đó, bên bị vi phạm phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Tòa án cho rằng, trong trường hơp này, đáng lẽ công ty Pháp phải hành động nhanh chóng hơn để giảm bớt thiệt hại do
[15] Pace Law Shool Institute of International Commercial Law, France 27 May 2008 Court of Appeals Rennes (Brassiere cups case), Case No. 07/03098, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/080527f1.html, truy cập 12/9/2018
việc miếng lót ngực không đúng chất lượng được đưa vào sản xuất. Hơn nữa, chi phí sản xuất áo bơi (9,05 euros/áo) do bên mua tính là chưa hợp lý vì chi phí nhân công trung bình để sản xuất áo bơi tại Tuy-ni-di thấp hơn ở Pháp rất nhiều, chỉ khoảng 1 euros/áo. Với những lập luận đó, Tòa án cho rằng công ty Pháp chỉ được đòi bồi thường thiệt hại số tiền là 3000 euros. - Khoản 2: ể xem xét khoản thiệt hại do mua hàng thay thế, tòa án áp dụng iều 75 CISG: “Khi hợp đồng bị hủy và nếu bằng một cách hợp lý và trong một thời hạn hợp lý sau khi hủy hợp đồng, người mua đã mua hàng thay thế hay người bán đã bán lại hàng thì bên đòi bồi thường thiệt hại có thể đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế hay bán lại hàng”. Khi so sánh giá một đôi miếng lót ngực theo hợp đồng là 0,93 và 0,98 euros (tương ứng với hai cỡ MB 01 và MB 02) và giá mua thay thế là 1,98 Tòa án thấy rằng sự chênh lệch giá là quá lớn và bất hợp lý. Tòa cho rằng, việc mua hàng thay thế vì thế đã không đáp ứng được yêu cầu về tính hợp lý được quy định tại điều 75 CISG. Vì thế, khoản thiệt hại này đã bị Tòa án bác bỏ. Công ty Pháp chỉ được bồi thường đối với các khoản thiệt hại có thể tính toán và được chứng minh một cách hợp lý. Tính hợp lý ở đây được đánh giá một cách khách quan, dựa trên thực tiễn các yếu tố của tranh chấp và của thị trường. Nguyên tắc này không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ, bất hợp lý. Trong tranh chấp này, Tòa án đã dựa vào giá hàng, giá nhân công c ng như mức giá của thị trường để nhận định rằng các thiệt hại mà công ty Pháp tính toán là bất hợp lý, không khách quan, không phù hợp với thực tiễn.