Hủy bỏ hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 72 - 73)

iều 49 CISG và iều 312 Luật Thương mại 2005 quy định việc người mua có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó cấu thành một vi phạm cơ bản H MBHHQT, hoặc đối với trường hợp người bán không giao hàng trong khoảng thời gian đã được gia hạn thêm, hoặc trường hợp người bán tuyên bố không giao hàng trong thời hạn được gia hạn.

Nếu người bán giao hàng một phần hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần hàng hóa đã giao là phù hợp với hợp đồng thì theo quy định tại iều 51 của CISG người mua vẫn có thể áp dụng các chế tài buộc thực hiện hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại hay hủy bỏ hợp đồng đối với phần hàng thiếu hoặc phần hàng không phù hợp với hợp đồng. Người mua chỉ được tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc không thực hiện hợp đồng hoặc phần hàng giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành một sự vi phạm cơ bản. Quy định này có những điểm tương đồng với quy định về việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ t ng phần được quy định tại iều 313 Luật thương mại 2005.

Trong trường hợp người bán giao hàng trước thời hạn quy định, người mua được quyền lựa chọn hoặc chấp nhận hoặc t chối việc giao hàng đó. Còn trong trường hợp người bán giao hàng với số lượng nhiều hơn quy định trong hợp đồng, người mua có thể chấp nhận toàn bộ hoặc một phần số lượng phụ trội nói trên với điều kiện trả tiền hàng phụ trội theo giá thỏa thuận trong hợp đồng (khoản 2 iều 52, iều 44 CISG và iều 435 Bộ luật Dân sự 2005).

Việc hủy bỏ hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, tr những khoản bồi thường thiệt hại nếu có. ối với việc các bên đã thực hiện toàn phần hay một phần nghĩa vụ của mình thì có thể đòi lại bên kia những gì mà họ đã cung cấp hay đã thanh toán. Việc thực hiện hoàn lại của cả hai bên phải thực hiện đồng thời ( iều 81, 82, 83, 84 CISG, iều 312, 314, 315 Luật Thương mại 2005, iều 425 Bộ luật dân sự 2005).

Ngoài ra, CISG còn có khá nhiều quy định chi tiết về biện pháp giảm giá hàng (điều 50), về cách áp dụng chế tài khi hợp đồng giao hàng t ng phần (điều 71), về việc hủy hợp đồng ngay cả khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ (điều 72), về bảo quản hàng hóa đang tranh chấp (t điều 85-điều 88).

Tóm lại, liên quan đến các chế tài do vi phạm hợp đồng mà CISG và pháp luật Việt Nam cùng quy định, CISG có các quy định đầy đủ và cụ thể hơn so với pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, có vấn đề luật Việt Nam có quy định nhưng CISG lại không quy định (như chế tài phạt) và ngược lại. Một số điểm khác biệt khác c ng cần được lưu ý, như quy định về việc thay thế hàng hóa không phù hợp. Tuy vậy, cần khẳng định là những sự khác biệt này không tạo nên mâu thuẫn giữa CISG và pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa, ngược lại cả hai bổ trợ cho nhau trong quá trình áp dụng luật trong giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)