Đánh giá các quy định liên quan đến vi phạm cơ bản do hàng hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 63 - 65)

bản do hàng hoá không phù hợp theo CISG

Phần 3.1 là đánh giá của người viết đối với các quy định và thực tiễn áp dụng các chế tài do hàng hóa không phù hợp theo CISG về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. ây là cơ sở cho những giải pháp nhằm hạn chế trường hợp trên cho doanh nghiệp Việt Nam, c ng như bài học kinh nghiệm cho Việt Nam t góc độ áp dụng Công ước và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật trong nước ở các phần sau.

3.1.1. Đánh giá các quy định liên quan đến vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo CISG không phù hợp theo CISG

Có đến trên dưới 50 quy định liên quan đến vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp (chiếm đến 1 nửa so với tổng số quy định của CISG). CISG đã đặt ra các vấn đề chính cho các đối tượng muốn nghiên cứu c ng như áp dụng về vấn đề này:

Thứ nhất, cần xem xét xác định hàng hóa có bị xem là không phù hợp không Trong trường hợp hàng hóa không phù hợp, khiếm khuyết này đã nghiêm trọng đến mức có thể dẫn đến hủy hợp đồng chưa Theo đó, đối với t ng vấn đề sẽ có những vấn đề nhỏ phải xác định. Ví dụ: Hàng hóa không phù hợp là do không đảm bảo được những yếu tố nào (theo điều 35, 36…) Gây ra nghiêm trọng như thế nào Vi phạm của người bán có bị xác định là vi phạm cơ bản chưa (điều 25) Người mua đã thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo quyền hủy hợp đồng của mình chưa ...

Thứ hai, đối với t ng trường hợp cụ thể, CISG đều có các quy định liên quan để xác định vấn đề. Các điều 35, 36 về tính phù hợp của hàng hóa, điều 25 về xác định vi phạm cơ bản,… đều được quy định rất “mở”, không mô tả trực tiếp hoặc định lượng. Theo đó, việc xác định các nội dung theo những điều khoản này c ng sẽ trở nên linh hoạt hơn. Tùy tính chất t ng tranh chấp, trọng tài viên hoặc thẩm phán sẽ đưa ra những phán quyết phù hợp dựa trên các đặc điểm riêng của tranh chấp. Ví dụ đối với thời hạn khiếu nại về sự không phù hợp của hàng hóa, đối với những mặt hàng khác nhau, được đóng gói và chuyên chở theo những cách khác nhau sẽ có

thời hạn khiếu nại khác nhau… CISG đã rất cân đối giữa quyền và nghĩa vụ của hai bên. Theo đó, để áp dụng được các chế tài trong trường hợp hàng hoá không phù hợp, người mua cần phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định: chứng minh được vi phạm của người bán đủ nghiêm trọng để bị coi là vi phạm cơ bản; chứng minh mọi biện pháp khôi phục khác đều không thể thực hiện được hoặc đã thực hiện nhưng không thành công; thực hiện kịp thời các biện pháp nhằm đảm bảo quyền hủy hợp đồng của mình như giám định hàng hóa, khiếu nại, tuyên bố hủy… Bên cạnh đó, người bán lại được áp dụng những quyền khác như khôi phục tính phù hợp của hàng hóa, giảm giá hàng…

Thứ ba, CISG thể hiện rất rõ quan điểm xem chế tài hủy hợp đồng là biện pháp cuối cùng mà các bên được áp dụng trong trường hợp có vi phạm. iều này chứng minh qua việc CISG đã đưa ra một loạt các giới hạn đối với quyền hủy hợp đồng của người mua trong trường hợp hàng hóa không phù hợp với hợp đồng như trên. Các quy định liên quan đến hủy hợp đồng trong trường hợp hàng hóa không phù hợp c ng có những hạn chế nhất định. Hạn chế đầu tiên chính là việc CISG không điều chỉnh vấn đề hiệu lực của hợp đồng và giới hạn thời hạn khiếu nại. Công ước đã không đề ra biện pháp nào trong trường hợp hợp đồng không có hiệu lực (chủ yếu trong trường hợp hàng hóa không phù hợp là do hai bên nhầm lẫn) và biện pháp áp dụng. Theo đó, trong trường hợp này tòa án hoặc trọng tài sẽ lựa chọn một nguồn luật khác để áp dụng. Tương tự, thời hạn khiếu nại mà CISG đưa ra là một quy phạm mang tính tùy nghi. Giới hạn thời hạn khiếu nại sẽ được xác định tùy theo pháp luật của t ng nước hoặc Công ước của Liên hiệp quốc về thời hạn trong mua bán hàng hóa quốc tế năm 1974. Do đó, phức tạp sẽ phát sinh t khâu xác định nguồn luật nào được áp dụng bổ sung.

Một hạn chế của CISG chính là việc chưa có các quy phạm điều chỉnh các vấn đề pháp lý mới phát sinh trong thương mại quốc tế mà cụ thể ở đây là liên quan thương mại điện tử. Hiện nay, các công cụ điện tử được áp dụng rất phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế. Với những ưu việt về tốc độ, tính phát tán, thao tác đơn giản hay chi phí tiết kiệm, các công cụ này sẽ dần thay thế các hình thức giao dịch truyền thống. Tuy nhiên điều này c ng dễ nảy sinh nhiều rủi ro trong đó có rủi ro về xác định tư cách của thương nhân. Một trong những trường hợp phổ biến nhất là

hàng hóa không đảm bảo được tính phù hợp như đã cam kết và người mua không thể tiến hành hủy hợp đồng do không xác định được người bán là ai. Như vậy, có thể thấy dù còn một số hạn chế, các quy định của CISG liên quan đến vấn đề áp dụng chế tài do hàng hóa không phù hợp vẫn thể hiện nhiều điểm ưu việt như tính bao quát, tính linh hoạt, cân đối trong quyền và nghĩa vụ của các bên c ng như duy trì đến cùng khả năng thực hiện hợp đồng. Do đó, các quy định này đã trở thành cơ sở để trọng tài hay tòa án áp dụng một cách hiệu quả và hợp lý trong các thực tiễn tranh chấp liên quan đến hàng hóa không phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vi phạm cơ bản do hàng hoá không phù hợp theo công ƣớc viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và khuyến nghị cho việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)