Kiến trúc hệ thống ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại hoa kỳ (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của luận văn

1.3.3.2. Kiến trúc hệ thống ERP trong doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng

Việc phân tích các hệ thống thường được sử dụng trong bán lẻ cho phép làm rõ danh sách các hệ thống thông tin tiêu biểu cho các chuỗi bán lẻ hiện đại. Có thể đưa ra 2 loại hình kiến trúc của chuỗi bán lẻ (1VS, 2017):

(1) kiến trúc với nhiều hệ thống kèm theo dải tích hợp thông tin (bus)

Hình 1.2. Kiến trúc với nhiều hệ thống kèm theo dải tích hợp thông tin

Nguồn: 1VS, 2017

Hình 1.3. Kiến trúc ERP trung tâm

Nguồn: 1VS, 2017

Trong đó:

Hệ thống thu ngân POS (Point of Sale) – Hệ thống cho phép tích hợp vào môi trường thông tin chung của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các hoạt động giao dịch thường ngày của cửa hàng như: đóng nhãn hàng hóa, hạch toán với khách hàng, thực thi các chính sách khuyến mại, lập các báo cáo cần thiết… Tất cả các thiết bị (POS, thiết bị mã vạch, quầy thông tin, cân điện tử…) đều được tùy chỉnh và kiểm soát một cách tập trung.

Hệ thống BI (Business Inteligent) – Hệ thống cho phép tiến hành phân tích kinh doanh bằng cách lập ra các báo cáo cần thiết với tốc độ nhanh cho dù với khối lượng dữ liệu lớn tới đâu. Ngoài ra, một phần của hệ thống có thể là công nghệ Data Mining.

CRM (Customer Relationship Management) – Hệ thống làm việc với thông tin mà cho phép tự động hóa, tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả của các quy trình nghiệp vụ hướng tới việc giao tiếp với khách hàng (bán hàng, Marketing, chăm sóc khách hàng) bằng cách tính tới những sở thích riêng của từng khách hàng.

WMS (Warehouse Management System) – Hệ thống quản lý để đảm bảo việc tự động hóa các hoạt động của kho bãi. Hệ thống quản lý công việc của các thiết bị và nhân sự kho hàng, kiểm soát việc điều chuyển hàng hóa và các thiết bị bốc dỡ trong địa phận kho bãi, kịp thời lập kế hoạch cho nhân viên kho và có tính đến những tình huống cụ thể.

HRM (Human Resoure Management) – Hệ thống phần mềm quản lý nhân sự, tính lương, làm việc với các cơ quan bảo hiểm, tuyển dụng, đào tạo và rất nhiều tính năng khác.

Cổng thông tin điện tử (Portal) – Tích hợp với ứng dụng Web thuộc lớp B2E (Business to Employee) để đảm bảo cho người sử dụng (nhân viên, khách hàng, đối tác) điểm truy cập duy nhất đến các tài nguyên thông tin trong doanh nghiệp dành cho họ (nhân viên, chứng từ, ứng dụng) mà cần để đưa ra và thực hiện các quyết định quản lý một cách hiệu quả.

Hệ thống EDI (Electronic Document Interchange) – Hệ thống dùng để chuyển dữ liệu vào thành dạng cấu trúc bằng cách sử dụng việc truyền thông điệp (message) theo các tiêu chuẩn đã được thừa nhận rộng rãi. Nói cách khác, đây là luân chuyển chứng từ điện tử (trong bán lẻ thường được dùng để trao đổi giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp).

Price Optimization – Các hệ thống dùng để tối ưu hóa quy trình quản lý giá bán.

DMS, ECM (Document Management System, Enterprise Content Management) – Hệ thống quản lý văn bản điện tử mà trong đó, đối tượng quản lý chính là các văn bản và các quy trình nghiệp vụ mà có gắn với việc luân chuyển và xử lý văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại hoa kỳ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)