6. Bố cục của luận văn
2.1.4. Đánh giá việc ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng
tiêu dùng tại Hoa Kỳ
Các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ có những phương pháp triển khai ERP điển hình đó là (1) tự xây dựng, (2) mua trọn gói, và (3) thuê ứng dụng ERP trên nền đám mây. Các giải pháp mà các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ lựa chọn cho hệ thống ERP chủ yếu đến từ các nhà cung cấp SAP,
Oracle, và Microsoft. Lợi ích mà các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ có được khi triển khai hệ thống ERP đó là:
- Nâng cao sức cạnh tranh trong ngành bán lẻ: bởi lẽ ngành bán lẻ hàng tiêu dùng tại Hoa Kỳ là cực kỳ cạnh tranh. Do đó, hệ thống công nghệ thông tin của của các nhà bán lẻ hàng tiêu dùng phải được thiết kế để nâng cao năng lực cốt lõi, hậu cần. Hệ thống ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đã giúp họ đạt được doanh số bán hàng được cải thiện, giảm chi phí hoạt động, chăm sóc khách hàng tốt hơn, đồng thời quản lý kho hàng, quản lý bán hàng thuận tiện trên nền tảng thông tin thống nhất và đồng bộ.
- Tinh gọn quy trình, nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng: Hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cung cấp thông tin về những sản phẩm trong kho hiện tại và nhận diện được những sản phẩm nào cần tăng cường trong kho để có thể vận hành cửa hàng thuận lợi hơn. Các nhà bán lẻ cũng có thể xác định số lượng của từng sản phẩm chi tiết được bán trong ngày và số lượng sản phẩm còn tồn đọng. Tất cả những chi tiết trên sẽ hỗ trợ các nhà bán lẻ đặt đơn hàng chính xác từ đó có thể hạn chế được tình trạng dư thừa và giảm thiểu sự lãng phí. Với hệ thống ERP, doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng có thể triển khai các giao dịch bán hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Các nhà quản lý có thể ngay lập tức truy cập giá cả, hàng tồn và địa điểm hàng tồn thông qua màn hình POS tùy chỉnh; truy cập thông tin khách hàng và xử lý nhiều phương thức thanh toán và các khoản thanh toán một phần tại thời điểm thanh toán; đẩy nhanh tiến độ thanh toán, hỗ trợ bán chéo sản phẩm và tăng doanh số thông qua việc giới thiệu các sản phẩm liên quan và triển khai các chương trình khuyến mãi tự động cho các khách hàng thường xuyên.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cho phép doanh nghiệp thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng, mà sau này có thể được sử dụng cho việc quảng cáo, khuyến mãi… Hơn nữa, hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng giúp các nhà bán lẻ tổ chức, đơn giản hóa và tự động các hoạt động và giao dịch hằng ngày tại cửa hàng, cũng như giảm công sức cho các hoạt động thủ công lặp đi lặp lại.
- Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động marketing, xúc tiến, quản lý giá thành hàng hóa: Hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch khuyến mãi, dự báo hiệu suất, và phân tích kết quả chương trình. Do đó, các nhà bán lẻ có thể mang lại ưu đãi cho khách hàng tại cửa hàng trong khi vẫn có thể hạn chế được sự ảnh hưởng của những hoạt động đó lên lợi nhuận của sản phẩm.
- Đẩy nhanh quá trình ra quyết định: Hệ thống ERP trong các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng cho phép các nhà điều hành truy cập, phân tích và chia sẻ dữ liệu chi tiết hiện tại trên toàn bộ doanh nghiệp, bao gồm nhiều địa điểm cửa hàng với hàng loạt các báo cáo linh hoạt. Hơn nữa, hệ thống cung cấp những thông số và chỉ số đo lường hiệu suất có sẵn, cho phép người dùng xem trực tiếp tại phần mềm hoặc thông qua các báo cáo lập sẵn.