Tình hình ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại hoa kỳ (Trang 69 - 72)

6. Bố cục của luận văn

2.3.2. Tình hình ứng dụng ERP tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tạ

dùng tại Việt Nam

Theo kết quả điều tra của Hiệp hội Thương mại điện tử và công nghệ thông tin năm 2017, thực trạng doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nói riêng triển khai ứng dụng nhó m phần mềm chuyên sâu ở mức nâng cao như quản lý khách hàng (CRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) còn khá ít doanh nghiệp sử du ̣ng. Nhìn chung nhó m doanh nghiệp lớn vẫn có tỷ lệ sử du ̣ng các phần mềm cao hơn doanh nghiệp vừ a và nhỏ. Ngoài nhóm phần mềm về tài chính kế toán thì các mức độ chênh lệch sử du ̣ng các phần mềm giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất cao, đặc biệt là đối với các phần mềm ERP thì độ chênh lệch có thể lên gấp 4 lần (VECOM, 2017).

Hình 2.4. Tình hình sử du ̣ng các phần mềm quản lý qua các năm

Nguồn: VECOM, 2017

Để làm rõ tình hình ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, tác giả đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia trong lĩnh vực Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (xem phụ lục 1,2) và đã tổng kết được các nhận định sau:

(1) Ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam những năm gần đây ngày càng trở nên sôi động. Trong môi trường kinh doanh hiện đa ̣i, các doanh nghiê ̣p trong lĩnh vực bán lẻ đối diê ̣n với 2 thách thức lớn ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế và khả năng tồn ta ̣i lâu dài. Thách thức kép đó bao gồ m:

Sự ca ̣nh tranh khốc liê ̣t của thi ̣ trường: Để giành chiến thắng trước đối thủ cạnh tranh, nhà bán lẻ phải thực sự hiểu nhu cầu mua sắm của khách hàng tiêu dùng và phản hồi mô ̣t cách ki ̣p thời.

Áp lực điều tiết: Để đáp ứng được khả năng điều tiết, nhà bán lẻ cần có cơ chế thông tin đồng bô ̣, trong suốt trong toàn bô ̣ tổ chức, hê ̣ thống báo cáo nghiê ̣p vu ̣ kịp thời hỗ trợ lãnh đa ̣o ra các quyết đi ̣nh mua/bán.

Thách thức kép này đòi hỏi doanh nghiê ̣p bán lẻ cần có mô ̣t cơ chế kiểm soát thông tin chặt chẽ, đồng bô ̣ hỗ trợ toàn bô ̣ các cấp trong mô hình kinh doanh. Mô ̣t hệ thống ERP toàn diê ̣n nhằm tích hợp hê ̣ thống thông tin, loa ̣i bỏ dữ liê ̣u dư thừa và cung cấp các báo cáo ki ̣p thời. Nhu cầu ứng dụng giải pháp hoạch định nguồn

lực doanh nghiệp (ERP) của các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng trong nước đang trở nên bức thiết, do phải quản lý nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhiều cửa hàng, nhiều loại hình nghiệp vụ. Mặt khác, nếu không có những giải pháp quản lý chuyên nghiệp như ERP, họ sẽ dễ bị “đè bẹp” bởi các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đang rục rịch đến Việt Nam.

(2) Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng ứng dụng ERP còn rất thấp: Theo kết quả điều tra của VECOM năm 2017, riêng đối với ngành bán lẻ hàng tiêu dùng, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng ERP chỉ đạt 11%, trong đó tỷ lệ doanh nghiệp lớn có ứng dụng ERP chiếm 38%, tỷ lệ này ở doanh nghiệp vừa và nhỏ là 13%.

(3) Doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài có lợi thế ứng dụng ERP vượt trội: Những doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng nước ngoài có quy mô lớ n, có rất nhiều lợi thế ca ̣nh tranh so với các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam về ứng dụng ERP nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Họ có thuâ ̣n lợi về vốn và trình độ quản trị hơn doanh nghiệp Việt. Công ty me ̣ là những đa ̣i gia bán lẻ toàn cầu, trường vốn và thể hiện rõ chiến lược chi ̣u lỗ nhiều năm để xây dựng ma ̣ng lưới, đô ̣i ngũ và thương hiê ̣u. Ho ̣ có mức đô ̣ chuyên nghiê ̣p, mức đô ̣ đảm bảo uy tín và rất nhiều lợi thế khác. Khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, họ xây dựng hệ thống ERP ngay từ đầu một cách chuyên nghiệp và bài bản. Trong khi đó, các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam phải làm từ đầu, đôi khi gặp rất nhiều khó khăn và thất bại trong việc triển khai hệ thống ERP.

Đứng trước thách thức lớn đó, những doanh nghiê ̣p bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam cần phải có đô ̣ng thái tích cực nhằm cải tiến những điểm ha ̣n chế của mình như: nâng cao phương thức quản tri ̣, sự ổn định của nguồn hàng, chất lượng hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cắt giảm lãng phí do hê ̣ thống quản tri ̣ rời ra ̣c và thông tin thiếu kịp thời… Sức ép này cũng là di ̣p để các doanh nghiê ̣p xem la ̣i mô hình kinh doanh của mình, chủ đô ̣ng phát triển theo hướng chuyên nghiê ̣p và nâng cao năng lực ca ̣nh tranh.

Để làm rõ hơn thực trạng ứng dụng ERP tại các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng Việt Nam, tác giả lựa chọn một số doanh nghiệp bán lẻ trong lĩnh vực

hàng tiêu dùng như chuỗi siêu thị, chuỗi cửa hàng điện máy, thời trang… Trong số các doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng đã triển khai ứng dụng ERP và công bố thông tin về tình hình triển khai, tác giả đã lựa chọn được một số tình huống như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại hoa kỳ (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)