Giải pháp nguồn nhân lực cho hệ thống ERP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại hoa kỳ (Trang 87 - 89)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Giải pháp nguồn nhân lực cho hệ thống ERP

Đối với các doanh nghiệp đã và đang triển khai ERP, thành công của hệ thống phụ thuộc rất lớn vào con người trực tiếp xây dựng và vận hành hệ thống. Bao gồm cả đội dự án ERP và người vận hành, ví dụ bán hàng, kế toán, hay quản lý kho. Những năm gần đây, ERP được sử dụng ngày càng phổ biến ở Việt Nam, doanh nghiệp trong nước đã tích cực đầu tư cho hệ thống này. Theo đó, số doanh nghiệp triển khai giải pháp ERP tăng dần qua các năm, kéo theo đó là sự phát triển

của các nhà cung cấp về cả số lượng và chất lượng. Những lĩnh vực như: sản xuất, ngân hàng, xây dựng và dịch vụ đứng đầu về số doanh nghiệp sử dụng ERP. Tuy nhiên, với đại bộ phận doanh nghiệp, việc hệ thống hóa/số hóa công tác quản trị vẫn chỉ dừng ở mức sử dụng hệ thống báo cáo, bảng biểu, sổ sách bằng excel hay các phần mềm rời rạc. Việc điều hành sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều yếu tố thủ công, cảm tính nên không kịp thời và chính xác, nhất là trong môi trường kinh doanh biến động như hiện nay. Điều này thực sự không đem lại hiệu quả và làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp xác định triển khai hệ thống ERP, việc tăng cường đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực để triển khai và vận hành hệ thống là rất cần thiết.

Tuy nhiên, vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn cả. Việc lựa chọn được người phụ trách và đảm nhiệm vị trí giám đốc công nghệ thông tin phù hợp với doanh nghiệp đóng vai trò tiên quyết trong việc xây dựng định hướng ứng dụng công nghệ thông tin và ERP tại doanh nghiệp, cũng như đảm bảo sự thành công của việc triển khai ERP. Do đó, để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống ERP cần tập trung vào những nội dung chính sau đây:

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: tăng khả năng quản lý, giám sát, điều hành doanh nghiệp, sử dụng các công cụ hiện đại, mở rộng khả năng truy cập thông tin giúp cho các nhà quản lý thực hiện công việc của mình một cách nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

- Đối với nhân viên: nâng cao trình độ về công nghệ thông tin phù hợp từng vị trí làm việc; Nâng cao tính kỷ luật, tạo thói quen làm việc theo quy trình, chuẩn tắc trong công việc; Thực hiện các tác nghiệp theo quy trình thống nhất và chuẩn hóa; Tăng khả năng làm việc nhóm, và sẵn sàng học tập và làm việc theo quy trình mới.

Một dự án ERP thường kéo dài lâu, cần sự tham gia cuả nhiều người. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bất cứ dự án ERP nào triển khai cũng thành công, do

vậy, khi lựa chọn ERP doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt về cả nhân lực, vật lực và cả “tâm thế” cho mọi tình huống xảy ra.

Đối với các doanh nghiệp đang có ý định triển khai hệ thống ERP, việc chuẩn bị đội ngũ nhân lực triển khai hệ thống là cần thiết. Doanh nghiệp cần đảm bảo đội ngũ tham gia triển khai, không chỉ riêng đội CNTT, đều phải tham gia vào quá trình đánh giá nhà cung cấp và lập kế hoạch, điều này sẽ giúp ban quản lý dự án xác định được tất cả những lợi ích thực sự (cho từng phòng ban nghiệp vụ của doanh nghiệp) và chi phí tiềm ẩn khi triển khai ERP. Doanh nghiệp cần thành lập ban chỉ đạo dự án. Ban chỉ đạo dự án nên tham gia sát sao trong quá trình triển khai hơn là chỉ quan tâm đến những vấn đề quản lý cấp cao. Ban chỉ đạo nên xác định và kiểm soát các chỉ số đánh giá hiệu quả trong suốt quá trình triển khai dự án và sau khi hệ thống đi vào hoạt động (go-live).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng quản trị nguồn lực doanh nghiệp (enterprise resource planning – ERP) của một số doanh nghiệp bán lẻ hàng tiêu dùng tại hoa kỳ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)