Biện pháp liên kết và thông qua tổchức để tự bảo vệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 37)

Trong quan hệ lao động thì người lao động luôn ở thế yếu và phụ thuộc vào người chủ sử dụng nên luôn tiềm tàng những nguy cơ tan vỡ do mâu thuẫn về lợi ích. Người lao động ý thức rằng nếu đấu tranh đơn lẻ thì ít có khả năng bảo vệ được quyền lợi của mình nên cần liên kết với nhau trong một tổ chức thống nhất. Vì vậy,

công đoàn ra đời cùng với sự ý thức của người lao động về sức mạnh tập thể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các thành viên của mình.

Tại Điều 20 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người ghi nhận: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội một cách ôn hòa. Không ai bị ép buộc phải tham gia vào bất cứ tổ chức nào”. Cụ thể các ghi nhận này, Điều 21 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đã quy định về quyền hội họp hòa bình: “Quyền hội họp hòa bình phải được công nhận. Việc thực hiện này không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định và những hạn chế này là cần thiết trong một xã hội dân chủ, vì lợi ích của an ninh quốc gia, an toàn, trật tự công cộng, để bảo vệ quyền tự do của những người khác”.

Ở Thụy Điển, các bên tham gia quan hệ lao động được phép tiến hành đình công, bế xưởng hay bất cứ giải pháp tương đương khác miễn là tuân theo quy định của luật pháp và tuân theo sự thoả thuận của các bên. Luật lao động của nhiều nước đều ghi nhận người lao động trong đó có LĐN có quyền liên kết trong tổ chức để tự bảo vệ là biện pháp thông dụng trên cơ sở của ILO trong các công ước như: Công ước 98 (1949) về áp dụng những nguyên tắc của tổ chức và thương lượng tập thể; Công ước 135 (1971) về bảo vệ những thuận lợi dành cho đại diện người lao động; Khuyến nghị 143 (1971) về đại diện người lao động …tổ chức đại diện của người lao động cần tuân thủ pháp luật, không bị can thiệp hành chính và không chịu sự can thiệp hay phân biệt đối xử của bên sử dụng lao động; người sử dụng lao động không được tước bỏ quyền của người lao động như một điều kiện của việc làm hoặc lấy đó là căn cứ sa thải, làm phương hại đến người lao động vì lý do họ tham gia tổ chức công đoàn.

Để bảo vệ các quyền và lợi ích kinh tế trong quan hệ lao động, ILO đã ghi nhận quyền đình công của người lao động là một trong những biện pháp thiết yếu mà người lao động và tổ chức của họ có thể xúc tiến, bảo vệ lợi ích kinh tế-xã hội của mình, không chỉ nhằm đạt tới những điều kiện làm việc tốt hơn hoặc có những yêu cầu tập thể mang tính nghề nghiệp mà còn nhằm tìm các giải pháp cho các vấn đề chính sách kinh tế, xã hội và các vấn đề lao động bất kỳ loại nào mà người lao động trực tiếp quan tâm. Đình công cũng là một trong những quyền thuộc kinh tế,

xã hội và văn hoá được ghi nhận tại Điều 8 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (1966). Thông qua sự liên kết và ngừng việc tập thể, người lao động đồng loạt không hợp tác với người chủ sử dụng làm cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ngừng trệ để họ bị thiệt hại về kinh tế; từ đó gây áp lực với người sử dụng để đạt được các yêu sách về tăng lương, giảm giờ làm, đảm bảo điều kiện làm việc, đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi…khi những nhu cầu này được pháp luật thừa nhận và đình công gây sức ép cho người sử dụng thì được coi là hợp pháp. Như vậy, đình công là biện pháp đấu tranh kinh tế được thừa nhận rộng rãi nhưng phạm vi sử dụng biện pháp này ở mỗi nước có khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)