Về bảo vệ sức khỏe sinh sản của lao động nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 48)

Với chức năng thiên bẩm là làm mẹ, hầu hết phụ nữ đều phải trải qua quá trình mang thai và sinh nở. Khoảng thời gian này có thể được xem là khoảng thời gian khó khăn đối với họ bởi họ phải nghỉ việc, không có thu nhập, đồng thời các chi phí khác sẽ tăng lên khi có thêm thành viên mới và sức khỏe người mẹ bị giảm sút sau qua trình mang thai và sinh nở. Đến nay, ở nước ta việc bảo đảm quyền làm mẹ của LĐN chưa được quy định thành bộ luật riêng biệt mà được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, chủ yếu là BLLĐ, Luật Bình đẳng giới, Luật BHXH, Luật Hôn nhân và gia đình...

Chú ý đến sức khỏe đặc biệt là sức khỏe sinh sản có ý nghĩa quan trọng đối với LĐN nói riêng và duy trì nòi giống của xã hội nói chung. Đây được coi là một trong những chủ trương xuyên suốt trong chính sách pháp luật dành cho LĐN của Nhà nước ta, ghi nhận và bảo đảm quyền làm mẹ của người phụ nữ gắn liền với môi trường lao động để LĐN có được những điều kiện cần thiết nhất thực hiện vai trò và thiên chức của mình. Tại Khoản 3 Điều 153 BLLĐ năm 2012 quy định chính sách của Nhà nước đối với LĐN là có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của LĐN nhằm giúp LĐN phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Pháp luật lao động còn quy định trong thời gian hành kinh được nghỉ 30 phút/ngày; trong thời gian nuôi con bú LĐN được nghỉ 60 phút. Tuy nhiên thực tế các doanh nghiệp ít khi bảo đảm đầy đủ quyền này nhất là đối với doanh nghiệp sản xuất theo dây chuyền; vì khi một người lao động nghỉ thì cả dây chuyền phải dừng lại. Việc nghỉ 60 phút trong thời gian làm việc đối với LĐN là rất cần thiết đối với các bà mẹ và trẻ nhỏ, sẽ tránh được nguy cơ ung thư vú cho các bà mẹ và đảm bảo sức khỏe và sự phát triển dinh dưỡng cho em bé. Thực tế LĐN thường xuyên bị xâm phạm về thời gian nghỉ giữa ca, nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ và họ cũng không biết về quy định thực hiện quyền làm mẹ của mình cũng như bảo đảm an toàn về sức khỏe.

Về điều kiện bảo hộ lao động, an toàn và vệ sinh lao động cho LĐN, các đơn vị làm việc, chủ sử dụng lao động phải đảm bảo có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp cho LĐN (Khoản 3 Điều 154 BLLĐ năm 2012). Đây là một trong những quy định bắt buộc của bất kỳ doanh nghiệp nào có sử dụng người làm việc là nữ nhưng rất nhiều doanh nghiệp vi phạm, không thực hiện. Cụ thể vụ việc gây ồn ào một thời gian dài vào năm 2008 tại Hà Nội, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần dịch vụ du lịch Kim Liên (khách sạn Kim Liên) đã phá bỏ hệ thống 8 nhà tắm của hơn 450 chị em LĐN ở đây để dành diện tích đất cho việc phát triển hệ thống phòng ốc nhằm kinh doanh. Năm 2014 công nhân Công ty TNHH S.B (quận 12, thành phố Hồ Chí Minh) cũng đã ngừng việc để đòi quyền đi vệ sinh. Công ty này chỉ có khoảng 10 nhà vệ sinh dùng chung cho gần 900 công nhận, dù vậy, những nhà vệ

sinh lại rất bẩn, đa phần bị hư hỏng, thiếu nước thường xuyên. Vụ đình công từ ngày 27/3/2014 đến 31/3/2014 của 100 công nhân Công ty TNHH Lúa Vàng vì mỗi bộ phận có 30 người thì chỉ được phát 02 thẻ để đi vệ sinh và uống nước, mỗi buổi chỉ được đi 01 lần, mỗi lần không quá 07 phút, nếu đi nhiều và quá thời gian sẽ bị phạt vào lương (Đặng Thị Thơm, Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ, 2016).

Mặc dù vậy, vẫn có doanh nghiệp đã kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách an sinh, điển hình là khu chế xuất công nghiệp Linh Trung 1-phối hợp với Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình chăm sóc sức khoẻ cho LĐN. Khoảng 5000 LĐN được khám sức khoẻ tổng quát, siêu âm, xét nghiệm tầm soát ung thư, điều trị bệnh phụ khoa, phát thuốc miễn phí, phát hiện LĐN bị bệnh nặng thì sẽ được chuyển đến bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh điều trị. Công ty TNHH Ever Win đã cải thiện cơm trưa cho người lao động có nhiều rau xanh và thịt hơn, các bữa ăn giữa ca cũng đảm bảo dinh dưỡng, hệ thống nước uống sạch luôn được sửa chữa, thay mới đảm bảo sức khoẻ cho lao động (Đặng Thị Thơm, Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)