động nữ
Chủ trương, đường lối, chính sách xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định tiến bộ của Đảng và Nhà nước được nhấn mạnh trong yêu cầu xây dựng khung pháp lý đảm bảo sự đồng bộ, không xảy ra mâu thuẫn, xung đột pháp luật nhằm phát triển quan hệ lao động theo hướng lành mạnh. Quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý Nhà nước về lao động nên quyền của LĐN được quy định chủ yếu tại BLLĐ 2012. Tuy nhiên, quyền của LĐN còn được quy định tại các văn bản pháp luật khác như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật BHXH, Luật An toàn, vệ sinh lao động…Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền của LĐN không chỉ hoàn thiện các quy định tại BLLĐ và văn bản hướng dẫn BLLĐ
2012 mà phải hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật khác liên quan để đảm bảo hiệu quả và công bằng trong chính sách về đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội và hưu trí; đảm bảo LĐN tham gia và hưởng lợi một cách bình đẳng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho LĐN; củng cố, tăng cường vị trí, vai trò và đảm bảo quyền của LĐN.
Hiện nay, Nhà nước ta đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, đổi mới các công cụ quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho những yếu tố của thị trường lao động phát triển nên cần ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản pháp quy cho sự phát triển của thị trường lao động trong điều kiện hội nhập, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng khả năng và cơ hội tìm việc làm cho người lao động. Có cơ chế khuyến khích và ưu đãi đặc biệt đối với những doanh nghiệp thu hút nhiều LĐN (về thuế đất, xây dựng hạ tầng về trường học...). Cải thiện các quy định pháp lý, tăng cường hiệu lực thực thi pháp luật, có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ quyền lợi chính đáng của LĐN trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá phải đạt được các yêu cầu: bảo vệ người lao động đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo lập mối quan hệ lao động hài hoà, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vững vàng trong hội nhập và phát triển. Quyền của LĐN được quy định chủ yếu trong pháp luật lao động nhưng pháp luật lao động không thể đứng một cách độc lập mà cần có sự liên kết chặt chẽ với các luật chuyên ngành có liên quan. Chính vì thế, các yêu cầu đối với pháp luật lao động phải được đặt trong giải pháp hoàn thiện tổng thể hệ thống pháp luật khác có liên quan trên cơ sở nguyên tắc tương thích và công bằng.
Hiện nay pháp luật về bảo vệ quyền của LĐN ở nước ta còn nhiều thiếu sót, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với vai trò, vị trí của LĐN. Nhằm giải quyết tốt, có hiệu quả những hạn chế đang tồn tại, chúng ta cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau:
Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó đưa ra cácchế
thiện các chế định của BLLĐ 2012 liên quan đến việc làm, học nghề, các chế độ cho người LĐN. Trong các văn bản luật có liên quan đến người LĐN như: Luật bình đẳng giới 2006; Luật hôn nhân gia đình năm 2014, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007… thì vấn đề LĐN càng được lưu ý hơn bằng việc quy định bổ sung các chế định cụ thể. Ngoài ra cần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành như Thông tư, Nghị định hướng dẫn Luật nhằm đảm bảo quyền của người LĐN trên một số lĩnh vực cụ thể sau:
Trong lĩnh vực việc làm: Trước tiên cần có nhiều quy định ưu đãi các doanh
nghiệp mà có lượng LĐN đông bởi lẽ có như vậy doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn đồng thời khuyến khích họ thu nhận nhiều LĐN để hưởng các chính sách từ nhà nước như giảm thuế, hưởng các ưu đãi khác mà nhà nước dành cho các doanh nghiệp có số lượng LĐN nhiều.
Trong lĩnh vực học nghề, đào tạo nghề: Ngoài những điều kiện chung đã quy
định thì LĐN cần có sự quan tâm hơn. Căn cứ vào sức khỏe và các yếu tố tâm sinh lý mà người sử dụng lao động và trách nhiệm của nhà nước cần có những ngành, lĩnh vực, công việc phù hợp với từng đối tượng. Với những doanh nghiệp bỏ phí hỗ trợ cho nhân viên đi đào tạo, học nghề thì cần có chính sách hỗ trợ kinh phí của nhà nước. Những vấn đề này cần được quy định trong các văn bản Luật cụ thể.
Về những quy định về thời gian nghỉ ngơi: Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các quy định riêng của pháp luật về LĐN trên thực tế. Người LĐN cần được bố trí thời gian làm việc hợp lý. Cụ thể như pháp luật lao động có quy định “Người lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương”. Đó là điều rất quan trọng giúp LĐN có thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc con nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế NSDLĐ thường không thực hiện quy định này, vì thế LĐN vẫn phải làm đủ số giờ quy định, nhưng không được hưởng tiền lương của 1 giờ làm việc đáng lẽ họ có quyền được hưởng. Về phía LĐN do sức ép về việc làm nên họ rất e ngại đề nghị NSDLĐ đảm bảo thực hiện quy định đó, vì vậy trong thực tế quy định này ít được thực hiện. Trong Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật lao động cũng không đề cập đến trường hợp này,
vì thế nếu NSDLĐ vi phạm thì cũng chẳng có chế tài nào xử phạt họ. Như vậy, cần phải có thêm những quy định để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trên thực tế, như vậy mới đảm bảo được quyền lợi cho LĐN trong thời gian nuôi con nhỏ.
Với những quy định liên quan đến chế độ nghỉ thai sản: Ngoài việc đưa ra
thời gian nghỉ thai sản với LĐN là 06 tháng như BLLĐ 2012 đã quy định thì cần có quy định riêng với một số đối tượng khác nếu do sức khỏe của người LĐN yếu thì có thể hưởng thời gian nhiều hơn. Ngoài thời gian nghỉ được hưởng theo quy định, cần đưa ra chế định về tự sự thỏa thuận thời gian nghỉ thai sản thêm (nghỉ không hưởng lương) giữa chủ lao động và người LĐN nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe của người LĐN và đảm bảo công việc của doanh trong trường hợp người LĐN sinh con tổn hại sức khỏe nghiêm trọng hoặc con ốm yếu trong thời gian 6 tháng chưa thể phục hồi để tiếp tục công việc. Cũng có trường hợp người LĐN sinh hai con trở lên mỗi con được hưởng thêm 1 tháng nghỉ sinh. Ngoài việc được nghỉ thì các chế độ về lương và việc bố trí công việc sau khi sinh cũng cần có quy định cụ thể. Tránh tình trạng sau khi sinh người LĐN không được làm đúng công việc đã được đào tạo hoặc là rơi vào tình trạng rời xa chuyên môn chính dẫn đến phải bỏ việc. Cần quan tâm đến các chính sách đồng bộ đi kèm như dành thời gian hợp lý để cho nam giới được nghỉ để chăm vợ trong quá trình sinh con.
Thứ hai, hoàn thiện hệ thống các chính sách của Nhà nước một cách mạnh
mẽ, đồng bộ, thống nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm rút ngắn và dần xóa bỏ khoảng cách giới. Chú trọng các chính sách về giáo dục, đào tạo cán bộ, đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động - việc làm, đào tạo nghề, tiền lương chống phân biệt đối xử để tạo sự bình đẳng hơn cho cả lao động nam và LĐN trong các cơ hội nghề nghiệp.
Thực hiện đồng bộ, toàn diện các chương trình, dự án giảm nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông - lâm - ngư, tiêu thụ sản phẩm. Một phần góp phần cải thiện cuộc sống cũng như công việc của những LĐN. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hư, vi phạm pháp luật. Phát triển mạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ ba, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp
luật. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội đối với LĐN. Phối hợp với các ban, ngành chức năng để cùng phối hợp thực hiện công tác đưa pháp luât lao động vào đời sống thực tiễn. Nâng cao giáo dục ý thức pháp luật cho LĐN cũng như đối với người sử dụng lao động để họ nhận thấy hết giá trị và lợi ích thực sự của người tham gia lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn đối với việc bảo
vệ LĐN trên cơ sở chức năng và thẩm quyền của mình. Công đoàn cơ sở cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong các doanh nghiệp để tuyên truyền, phổ biến pháp luật đồng thời bảo vệ quyền lợi của LĐN khi lợi ích chính đáng của họ bị xâm phạm. Phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn cần được đổi mới và hoàn thiện thêm với việc bổ sung các quyền và trách nhiệm cụ thể. Ngoài ra phải thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên gữa các cấp Công đoàn. Công đoàn cấp trên có nhiều biện pháp hỗ trợ Công đoàn cấp dưới thực hiện tốt vai trò đại diện và bảo vệ lợi ích của NLĐ, trong đó có người LĐN.
Thứ năm, Cần ban hành quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ của thanh tra viên lao động theo nhiệm kỳ, nhằm nắm rõ thực trạng và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo trình độ chuyên môn cho các thanh tra viên lao động để họ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Thanh tra viên phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với tổ chức công đoàn để nắm bắt kịp thời, đầy đủ việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…của NSDLĐ đối với LĐN.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng cùng tham gia để bảo về quyền, hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với LĐN.