* Một số hạn chế cơ bản
Khi phân tích thực trạng bảo vệ quyền lao động nữ ở Thành phố Uông Bí, về cơ bản có những hạn chế sau:
Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo các chế độ, chính sách cho LĐN còn hạn chế, ít được quan tâm, hầu như trong các cuộc kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, cơ quan của nhà nước ít quan tâm đến nội dung kiểm tra này. Vì vậy, tình trạng không ít chủ sử dụng lao động khi thấy các cơ quan chức năng lơi lỏng việc kiểm tra, giám sát, đã tìm cách không thực hiện chế độ chính sách đối với người LĐN, như chế độ thai sản, đào tạo nghề dự phòng, các chính sách riêng đối với LĐN... Điều đó đồng nghĩa với việc giảm chi phí sản xuất, làm cho lợi nhuận của họ được tăng hơn, nhưng LĐN sẽ bị thiệt thòi hơn. Bên cạnh đó, mức độ hiểu biết về các chế độ, chính sách, khả năng đấu tranh với chủ sử dụng lao động để thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động của LĐN còn nhiều hạn chế, thậm chí không đấu tranh được. Lợi dụng tình hình này, một số doanh nghiệp không thực hiện các chế độ về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trang bị bảo hộ lao động, né tránh không ký hợp đồng lao động đối với LĐN Trong khi một số không ít nữ công nhân lao động không hiểu biết đầy đủ các quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của bản thân mình, do không được phổ biến, không có thời gian cập nhật thông tin. Tuy vậy, cho đến nay, tại Thành phố Uông Bí chưa có vụ việc nào đình đám được phản ánh trên dư luận xã hội, mặc dù trước đây trên một số tỉnh thành trong cả nước có những vụ việc về vi phạm quyền lợi người LĐN đã xảy ra nhiều nhưng tại Thành phố Uông Bí thì chưa có vụ việc nào liên quan trực tiếp đến quyền lợi của những người LĐN. Hơn thế nữa, việc người lao động thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định mới ban hành, không cập nhật được thường xuyên lại không có điều kiện tìm hiểu nên người LĐN dễ dàng bị rơi vào hoàn cảnh bị chèn ép và mất việc làm mà không biết rằng chính họ đang được cơ quan nhà nước ban hành các quy định để bảo vệ chính những người lao động như mình. Việc các quy định của pháp luật lao động về người LĐN cho đến nay đã có nhiều ưu đãi, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những vướng mắc khi có tranh chấp LĐN và đơn vị sử dụng lao động.
Đối với vấn đề về bạo lực gia đình đối với phụ nữ, mặc dù Thành phố Uông Bí đã triển khai thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nội dung của Luật được chú trọng, từng bước nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, cộng đồng xã hội và gia đình trong việc đấu tranh, ngăn chặn bạo lực gia đình, nhiều xã, phường, đơn vị đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, giáo dục răn đe các hành vi bạo lực gia đình; tư vấn, hòa giải và tạo mọi điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ các nạn nhân khi có nạn bạo hành xảy ra, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho người lao động nữ, bảo vệ quyền lợi cho LĐN hưởng quyền lợi và tự do lựa chọn việc làm. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố vẫn còn xảy ra. Mặc dù đã có những kế hoạch lồng ghép và phối hợp cùng thực hiện kế hoạch của UBND thành phố đề ra, tuy nhiên việc triển khai chưa đồng bộ và chưa đạt được kết quả cao vì thế việc thiếu tính đồng bộ trong hoạt động của các phòng, ban, ngành, các xã, phường, các cơ quan, đơn vị cũng là một hạn chế cần phải khắc phục, nếu như không có sự phối hợp này, chắc chắn kế hoạch của UBND thành phố sẽ không đạt được kết quả như đã đề ra.
Việc người dân chủ quan, không chịu cải thiện đời sống tinh thần để mở mang hiểu biết về xã hội, về quyền cũng như nghĩa vụ của công dân, không am hiểu pháp luật cũng đã tạo một môi trường khó đào tạo, không cùng phối hợp với cán bộ địa phương tham gia các lớp tập huấn về bạo lực gia đình, về bình đẳng giới. Việc những người LĐN gặp nhiều khó khăn trong vấn đề vừa phải đi làm việc vừa nuôi con nhỏ trong khi việc đưa đón con lại trái ngược với thời gian làm việc cũng tạo nên hạn chế cho những người LĐN có năng lực nhưng vì điều kiện không cho phép họ được tham gia lao động mà ngược lại họ phải chấp nhận nghỉ việc ở nhà không có điều kiện cống hiến hơn nữa cho xã hội.
Sự phân bố dân cư không đồng đều làm cho LĐN ở nông thôn không có điều kiện tham gia vào đời sống văn hóa tinh thần và hoạt động kinh tế xã hội. Họ mang tâm lí an phận thủ thường mà họ không biết rằng quyền lợi chính đáng của họ sẽ được nâng cao. Những hạn chế cơ bản đó đã làm dài ra quá trình phát triển kinh tế toàn diện của thành phố.
So với hoàn cảnh chung của đất nước, tại địa bàn Thành phố Uông Bí tuy đã có cố gắng nhưng việc đảm bảo thực hiện quyền cho người LĐN trong khu công nghiệp, trong các nhà máy chưa thật sự đạt hiệu quả. Bởi lẽ, trên thực tế các chế độ như LĐN nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ 60 phút một ngày để cho con bú, hay cho người LĐN nghỉ 30 phút một ngày trong giai đoạn người LĐN hành kinh. Điều này nhiều doanh nghiệp không thực hiện tốt hoặc có những doanh nghiệp sử dụng hầu như là LĐN như ngành may mặc, da dày... thì không thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi năng suất lao động. Bởi lẽ có những giai đoạn người LĐN có chế độ hàng loạt thì thiếu nguồn lao động không đảm bảo được yêu cầu sản phẩm của doanh nghiệp.
* Những nguyên nhân cơ bản
Thành phố Uông Bí là thành phố có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, chính vì vậy nơi đây thu hút rất nhiều nhà đầu tư cũng như nguồn nhân lực khá lớn. Nguồn lao động phong phú không thể không kể đến thiết chế nguồn lao động phân loại theo giới tính, nghề nghiệp, trình độ và độ tuổi. Và cũng có lẽ do sự phân loại này là những nguyên nhân chính dẫn đến việc đầu thừa đuôi thiếu của thành phố Uông Bí.
Thứ nhất, đó là, sự thiếu hiểu biết về pháp luật lao động của cả người sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng cả hai bên trong quan hệ lao động không biết để thực hiện, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của LĐN. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Uông Bí đang tập trung một nguồn nhân lực phong phú và đa dạng. Đặc biệt lao động trẻ, số lượng lao động chia theo giới tính cũng sấp xỉ ngang bằng nhau và độ chênh lệch không lớn, những thành phần lao động này tập trung ở thành phố Uông Bí khá đông, cộng thêm đó thành phố Uông Bí lại nhiều trường Đại học, cao đẳng và các cơ sở dạy nghề mang tính thường niên, thường xuyên liên tục và hầu như các sinh viên sau khi được đào tạo lại có nhiều cơ hội ở lại thành phố Uông Bí tìm kiếm việc làm, phụng sự cho sự nghiệp phát triển kinh tế.
Thứ hai, dựa trên cơ sở thực trạng diễn ra như đã phân tích ở phần thựctrạng
thì có thể thấy, kết cấu hạ tầng và tốc độ phát triển kinh tế cũng là một phần nguyên nhân làm thay đổi căn bản tình hình của LĐN. Một nguyên nhân không thể tránh khỏi đó là kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu thiết thực của LĐN. Hơn thế nguồn thu nhập của LĐN chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa thỏa mãn được điều kiện cơ sở hạ tầng để người lao động phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.
Thứ ba, một số hoạt động đề ra còn mang tính hình thức vì thế sự tin tưởng
vào một tổ chức xã hội đối với một số bộ phận nữ công nhân viên còn hạn chế.
Thứ tư, Tư duy phong kiến, trọng nam khinh nữ, phần đông mọi người coi
bạo lực gia đình là “việc riêng của mỗi gia đình” và “tự giải quyết nội bộ gia đình”; kinh tế gia đình khó khăn gây mất hạnh phúc trong gia đình; một số trường hợp do người chồng thường xuyên say rượu và không hiểu biết về pháp luật làm ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của LĐN, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sức khỏe lao động làm mờ đi ý chí tiến thủ trong công việc của LĐN. Bởi vậy càng đi sâu vào thực tế điều này ảnh hưởng đến quyền của LĐN trong một số lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm cũng như lao động và việc làm của LĐN.
Thứ năm, sự khác biệt về giới cũng là nguyên nhân không thể tránh khỏi những khó khăn nhất định. Ngay từ Hiến Pháp nước ta đã quy định không được phân biệt đối xử và phải đảm bảo vấn đề về bình đẳng giới, tuy nhiên trên thực tế,
không chỉ xảy ra tại thành phố Uông Bí mà nó lan truyền và phổ biến rộng rãi khắp cả nước, khắp cả thị trường lao động. Bởi lẽ, những đơn vị sử dụng lao động thường đòi hỏi chất lượng lao động phải đảm bảo để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mình và những LĐN đang mang thai hay nuôi con bú thường khó khăn trong hoàn cảnh lựa chọn công việc của mình. Những LĐN và những lao động nam luôn là hai khía cạnh lựa chọn khác nhau, chính vì điều đó đem lại không ít khó khăn cho người LĐN trong vấn đề tìm kiếm việc làm cho bản thân.
Cùng với việc không tự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của bản thân khi tham gia quan hệ lao động, LĐN còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống gia đình với những quan niệm cổ hủ như: trọng nam, khinh nữ, phải đẻ con trai để có người nối dõi tông đường, phụ nữ không cần học nhiều, học cao, chỉ cần biết đẻ con trai, ở nhà chăm sóc gia đình, chồng con là đủ...ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, làm cho người LĐN không có cơ hội để học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Định hƣớng nâng cao khả năng bảo vệ quyền của lao động nữ trong bối cảnh hiện nay
Quyền con người trong đó có quyền của lao động nữ là giá trị cốt lõi của nhân loại, phải được bảo đảm ngày một tốt hơn và là tiêu chí cho cuộc chạy đua của tất cả các dân tộc, các chế độ xã hội. Đây cũng là chủ trương đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển nguồn nhân lực. Tại Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trị ban hành về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: Triển khai thực hiện tốt Luật Bình đẳng giới. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ, đặc biệt trong các lĩnh vực: lao động- việc làm, giáo dục - đào tạo, dạy nghề, doanh nghiệp, quan hệ dân sự, đất đai, môi trường, bảo hiểm xã hội, hôn nhân-gia đình, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bà mẹ-trẻ em. Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới; chăm lo cho phụ nữ tiến bộ về mọi mặt, quan tâm đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng để phụ nữ có điều kiện thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người.
Tại Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 01/12/2009 của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết của Chính phủ Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chỉ rõ “Phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới”. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và
hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương và địa phương đối với công tác phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới phấn đấu đến năm 2020 phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn vào công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Ban hành kèm theo Nghị quyết số 57/NQ-CP là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011), Chiến lược kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm năm 2011-2015, Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020 thể hiện đường lối chính sách ghi nhận và tôn trọng quyền lao động, tạo điều kiện cho mọi người lao động có việc làm, thu nhập tốt, tiền lương tiền công phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bổ sung hoàn thiện chính sách pháp luật trong đó có pháp luật dạy nghề và chính sách đối với LĐN. Các văn kiện, Nghị quyết xác định rõ đường lối, chính sách của Đảng là nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cho phụ nữ, củng cố, tăng cường vị trí vai trò của LĐN thúc đẩy và bảo đảm quyền bình đẳng trong quan hệ lao động, quan hệ xã hội.
Phù hợp với chủ chương đường lối của Đảng, Hiến pháp 2013 đã nâng tầm chế định quyền con người, quyền công dân thành một chương, dành 36 Điều ở Chương II trên tổng số 120 Điều của Hiến pháp cho việc chế định trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Điều 51, Điều 54, Điều 57 Hiến pháp 2013 dành chế định bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản hợp pháp, sử dụng đất, lao động và việc làm. Các quyền của phụ nữ, LĐN được quy định rõ hơn bao gồm: bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); bảo vệ đời tư (Điều 21); tiếp cận thông tin (Điều 25); bình đẳng giới (Điều 26); bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền việc làm và lựa chọn nơi làm việc (Điều 35);... Đặc biệt, Điều 20 và Điều 21 của Hiến pháp 2013 quy định rõ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ; (Điều 26) nghiêm
cấm phân biệt đối xử về giới. Xét trong mối tương quan với nam giới, các quyền của phụ nữ Việt Nam được quy định trong các bản Hiến pháp nước ta đã thể hiện rõ