Mặc dù đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể nhưng bình đẳng trong quan hệ lao động vẫn còn là thách thức ở Việt Nam. Nam giới vẫn là người đứng đầu gia đình, quyết định sự phân công lao động và sở hữu tài sản. Hơn 80% người vợ vẫn phải làm công việc nội trợ và chăm sóc con cái, trong khi tỷ lệ này ở người chồng chỉ chiếm có 3%. Vẫn có sự bất bình đẳng đáng kể về phương diện phụ nữ tiếp cận với các cơ hội kinh tế, thu nhập và loại hình nghề nghiệp. Để phụ nữ phát huy được năng lực, được hưởng một cách xứng đáng những thành quả từ sức lao động của họ, thì sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng và xã hội là vô cùng quan trọng.
Thứ nhất, cần phổ biến, tuyên truyền việc bài trừ tính gia trưởng, đánh sâu
vào tâm lí nam giới về xu thế phát triển của đất nước, hòa nhập kinh tế thị trường và sự bình đẳng giữa nam và nữ, sự nghiệp của con người không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn cống hiến cho xã hội. Nhiệm vụ này các báo cáo viên, các tuyên truyền viên phải hoàn thành trong từng lĩnh vực.
Đối với người sử dụng lao động là người trực tiếp thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền của LĐN, do đó, sự hiểu biết pháp luật là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền này. Để tăng cường sự hiểu biết, trong từng doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn định kỳ cho cán bộ quản lí, ban nữ công công đoàn để cập nhật kịp thời và đúng đắn các quy định pháp luật về quyền LĐN và bảo vệ quyền LĐN. Các tổ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Thành đoàn, Phòng Lao động - thương binh và Xã hội thành phố cần tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quyền lợi của người LĐN trong lực lượng lao động nói chung và trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty nói riêng để NSDLĐ cũng như người lao động, nhất là LĐN hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ trong thực thi pháp luật.
Thứ hai, phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ban, ngành, cơ sở khi triển khai những tiêu chí trong kế hoạch hành động “Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố Uông Bí đến năm 2020” ở các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị đã đề ra. Đưa ra một cách chi tiết nhất về cách thức triển khai cũng như kế hoạch thực hiện của các phòng, ban, ngành đối với việc nâng cao chất lượng hiểu biết của người lao động, cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức như Liên đoàn lao động, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Tài chính - Kế hoạch và một số phòng, ban, ngành khác để có kế hoạch cụ thể thiết thực khi triển khai kế hoạch đề ra. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch để tạo điều kiện cho LĐN phát triển. Nên thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên giữa các cấp công đoàn để phát huy những điểm tiến bộ, phát hiện ra những thiếu sót để rút kinh nghiệm, đảm bảo sự phối hợp giữa các cấp hiệu quả.
Thứ ba, phát huy vai trò của Công đoàn và Ban nữ công trong việc bảo vệ
quyền lợi của LĐN. Công đoàn và Ban nữ công là người đại diện chăm lo quyền và lợi ích của người lao động nói chung, LĐN nói riêng cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết về đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền và nghĩa vụ của người lao động, phát động các phong trào thi đua, động viên tinh thần làm chủ của người lao động, thực hiện chính sách tiền lương, tiền thưởng…quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho LĐN.
Thứ tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động. Cơ quan thanh tra giám sát thành phố cần tăng cường hoạtđộng kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về LĐN trong các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, các khu công nghiệp, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nghiêm khắc có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về quyền LĐN. Bên cạnh đó cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có đủ năng lực trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức để thực hiện tốt công tác thanh tra.
Thứ năm, Trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, phải tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Định kỳ 6 tháng, 01 năm kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật. Không chỉ nâng cao ý thức của người dân mà cũng cần phải có kế hoạch để nâng cao ý thức cho cán bộ, các tuyên truyền viên, báo cáo viên trong quá trình công tác của mình. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngăn chặn và xử lý nghiêm người gây bạo lực và tổ chức, cá nhân vi phạm phòng, chống bạo lực gia đình. Can thiệp, xử lý kịp thời các vụ bạo lực gia đình. Tổ chức góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư đối với người gây bạo lực gia đình; áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã đối với người gây bạo lực gia đình. Nâng cao hiểu biết của những gia đình thường xuyên xảy ra những vi phạm.
Thứ sáu, Ủy ban nhân dân thành phố cần thực hiện có hiệu quả chương trình
“5 không”, “3 có” nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tạo điều kiện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể vận động, hướng dẫn LĐN phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, văn minh đô thị, giàu lòng nhân hậu; đồng thời thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng
gia đình hạnh phúc” do Trung ương Hội phát động.
Thứ bảy, Tòa án thành phố là cơ quan tư pháp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
trình độ, kĩ năng nghiệp vụ và chuyên môn đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán và cán bộ Tòa án để bảo vệ quyền của LĐN ngày càng tốt hơn.