Bảo vệ quyền nhân thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 75)

* Đảm bảo sự an toàn về sức khỏe, về tính mạng của lao động nữ

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo thực hiện Luật bình đẳng giới thành phố Uông Bí năm 2016, chương trình bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em được quan tâm và đầu tư đáng kể. Nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ được thực hiện và mở rộng như khu khám chữa bệnh phụ khoa, chăm sóc thai sản, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, mạng lưới cung cấp thuốc chữa bệnh thuận tiện... Tỷ lệ LĐN được khám thai đủ 3 lần đạt 99,6%. Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản, nạo phá thai giảm mạnh. Tỷ lệ tai biến thai sản nằm trong mức kiểm soát của ngành y tế, không có trường hợp tử vong mẹ. Tỷ lệ LĐN được tiếp cận với dịch vụ y tế tăng từ 99,1% năm 2015 lên 100% trong năm 2016. Nhìn chung, ngành y tế thành phố đã thực hiện tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho người LĐN trong quá trình ốm đau thai sản và đạt được kết quả cao.

Thực tế tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Uông Bí việc bố trí lao động đã được các doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động; hằng năm các doanh nghiệp đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động; LĐN được khám chuyên khoa phụ sản,....ít nhất 06 tháng một lần. Đối với doanh nghiệp ngành than, điện đã thực hiện nghiêm việc không bố trí LĐN làm các công việc nặng nhọc, độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con của người phụ nữ. Các doanh nghiệp

bảo đảm nơi làm việc cơ bản đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Trong các doanh nghiệp đã có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc. Đối với với doanh nghiệp có số lượng LĐN nữ lớn như may mặc, giầy da… các doanh nghiệp bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc; giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.

Ngoài ra, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho công nhân nữ được các doanh nghiệp coi trọng, Các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng đối với các cơ sở cung cấp thực phẩm đảm bảo vệ sinh để chế biến thức ăn cho người lao động góp phần đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

* Đảm bảo về danh dự, nhân phẩm của lao động nữ

Vấn đề bảo vệ về danh dự, nhân phẩm của LĐN trên địa bàn thành phố Uông Bí được các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội từ thành phố đến xã phường quan tâm chú trọng. Hàng năm, nhiều cuộc hội nghị phổ biến, tập huấn cho cán bộ lãnh đạo, CCVC, đoàn viên, hội viên phụ nữ nội dung các qui định về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật hôn nhân và Gia đình, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 và các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 đến năm 2020, tuyên truyền phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” nhằm giúp LĐN hiểu rõ các quyền lợi trong đó có vấn đề về danh dự, nhân phẩm của LĐN. UBND các xã, phường chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Đã tổ chức hàng ngàn cuộc tuyên truyền, tư vấn cho trên 98.000 lượt người bằng các hình thức: Hội nghị tuyên truyền Luật bình đẳng giới; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bình đẳng giới; Nghị định 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới; tổ chức tọa đàm “5 không, 3 sạch; Liên hoan “Hát ru và hát dân ca”; hội thi “tìm hiểu Phụ nữ với nét đẹp văn

hóa Việt Nam”. Thông qua các hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới đã góp phần ngăn ngừa các hành động phân biệt đối xử về giới trong các hoạt động của đời sống xã hội, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Qua báo cáo kết quả thanh tra của Liên đoàn Lao động thành phố Uông Bí về chấp hành pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cho thấy, các doanh nghiệp đã rất chú trọng đến việc thực hiện các quy định về bảo vệ danh dự, nhân phẩm cho LĐN. Qua kết quả khảo sát tại một số doanh nghiệp, hầu hết các LĐN được hỏi đều cho biết trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ đều được chủ doanh nghiệp, người quản lý tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc.

Tuy vậy, một trong những vấn đề quan tâm đó tình trạng bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố vẫn còn xảy ra, theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố, số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn thành phố qua các năm như sau: năm 2013: 115 vụ, năm 2014: 97 vụ, năm 2015: 92 vụ, năm 2016: 85 vụ, năm 2017: 78 vụ. Nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình phần lớn là phụ nữ. Điều này thật sự đáng lo ngại, bởi lẽ khi các vụ bạo lưc gia đình nổi cộm lên với con số dày đặc thì tất yếu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, ảnh hưởng đến thời gian tham gia lao động của người LĐN.

2.2.2.4. Các biện pháp cơ bản bảo vệ quyền của lao động nữ

Theo đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, việc thực hiện chính sách pháp luật về quyền LĐN còn có những hạn chế. Qua kết quả thanh tra, kiểm tra của Liên đoàn Lao động thành phố việc thực hiện pháp luật lao động cho thấy việc xẩy ra các vi phạm hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp với LĐN hay mâu thuẫn giữa chủ doanh nghiệp với LĐN vẫn còn diễn ra. Tuy nhiên chưa có doanh nghiệp nào vi phạm đến mức bị xử phạt hành chính (Đoàn thanh tra liên ngành thành phố Uông Bí, Báo cáo kết quả thanh tra lao động, 2016, 2017).

Việc bảo vệ quyền LĐN bằng biện pháp liên kết và thông qua tổ chức tự bảo vệ trên địa bàn thành phố Uông Bí được thông qua các tổ chức công đoàn từ thành phố đến cơ sở. Thực tiễn theo kết quả đánh giá của Liên đoàn Lao động thành phố

Uông Bí các tổ chức công đoàn từ thành phố đến cơ sở đã duy trì, tổ chức và thực hiện tốt các hoạt động đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động trong đó có LĐN; Liên đoàn Lao động thành phố Uông Bí thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Ban chấp hành công đoàn cơ sở tư vấn giúp LĐN khi ký hợp đồng lao động đảm bảo đúng luật; cùng chuyên môn thành lập Hội đồng hoà giải, Hội đồng bảo hộ lao động, thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại cơ sở.

Liên đoàn lao động thành phố đã triển khai, thực hiện Chương trình số 61/CTr-LĐLĐ ngày 28/02/2013, Kế hoạch số 558/KH-LĐLĐ ngày 09/12/2013 của Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Chương trình đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp giai đoạn 2013-2018; tổ chức nhiều lớp tập huấn hướng dẫn người sử dụng lao động và Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp về kỹ năng thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; hướng dẫn người lao động trong một số doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể. Việc tổ chức tư vấn pháp luật cho LĐN trong các doanh nghiệp được các cấp Công đoàn quan tâm triển khai. Qua đó, đã góp phần giảm được các cuộc tranh chấp lao động trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)