Giải pháp phát triển kinh tế tạo việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 100)

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí cần có chính sách khai thác tiềm năng đầu tư xây dựng cở sở sản xuất, dịch vụ, tổ chức đào tạo, sử dụng lực lượng tại chỗ nhằm giải quyết việc làm cho lao động nói chung và LĐN nói riêng.

Thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh, thành phố, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Tập trung phát triển những ngành có lợi thế, giải quyết nhiều việc làm như: than, điện, du lịch, dịch vụ, da giày, cơ khí, thủy sản...

Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng dịch vụ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại; khuyến khích đầu tư phát triển các dịch vụ: Tài chính, tín dụng, bảo hiểm... để thu hút vào ngành thương mai - dịch vụ, trong chương trình tạo trung phát triển về du lịch, nhất là du lịch tâm linh, được coi là thế mạnh của thành phố, tạo ra nhiều việc làm ổn định cho người lao động.

Phát triển nông nghiệp sạch, tiếp tục triển khai thực hiện tốt Đề án 25 của Thành phố về phát triển nông nghiệp tập trung, phát triển chăn nuôi công nghiệp, khu giết mổ tập trung, hình thành trung tâm mua bán hàng nông sản, đầu tư khoa học công nghệ cho nông nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, đẩy mạnh các chương trình khuyến nông, khuyến ngư..., giải quyết việc làm cho người lao động, chú trọng việc làm đối với nông dân nằm trong vùng di dời, giải tỏa.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho LĐN. Đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho những lao động mất việc làm. Công tác đào tạo nghề phải phát triển mạnh mẽ về cả chất lượng và số lượng, đào tạo ở các cơ sở dạy nghề, các xí nghiệp, doanh nghiệp, bồi

dưỡng tay nghề, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho người lao động. Đào tạo đội ngũ LĐN có tri thức và các chủ doanh nghiệp là LĐN. Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với người lao động thất nghiệp, đặc biệt là LĐN như: Tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn lựa chọn nghề học, bố trí việc làm, các dịch vụ việc làm khác. Tập trung các chính sách, chương trình đào tạo nghề, có chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động ở các vùng di dời giải toả, tái định cư, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều LĐN.

Các phòng, ban, ngành cần cung cấp thường xuyên trên cổng thông tin về thị trường lao động, nhằm kịp thời giới thiệu về cung - cầu lao động, phục vụ cho công tác quản lý lao động và giúp các doanh nghiệp, người lao động nói chung và LĐN nói riêng nắm được nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc làm.

Như vậy, căn cứ vào những khó khăn, hạn chế trên thực tế của địa bàn thành phố, tác giả đã đề ra một số phương án nhằm khắc phục tình trạng chung cho cả nước và cho thành phố Uông Bí. Với những giải pháp trên đây sẽ làm một nền móng để khi Ủy ban nhân dân thành phố có sửa đổi, bổ sung cho hệ thống chính sách và pháp luật chặt chẽ hơn, có những sửa đổi phù hợp hơn với thực tiễn LĐN. Khắc phục phần nào những khó khăn còn tồn tại và đảm bảo cho người LĐN được bảo đảm những quyền lợi của mình, tình trạng bạo lực gia đình được đẩy lùi, bình đẳng giới được tôn trọng và hạn chế tối đa những vi phạm về quy định của pháp luật đối với người LĐN, đối với những người phụ nữ để hình thành trong tương lai một thành phố Uông Bí văn minh phát triển.

KẾT LUẬN

Vị trí, vai trò và sứ mệnh đặc biệt của phụ nữ đối với toàn bộ xã hội loài người đã được lịch sử chứng minh và không thể phủ nhận. Điều đó có thể nói ở bất cứ thời đại nào, ở bất cứ môi trường nào thì người phụ nữ cũng là động lực cho sự phát triển của xã hội. Với những nguyên tắc chung xem xét trên khía cạnh lý luận, cũng như đặc điểm nhận biết và cách đánh giá vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện nay, một phần nào đó đã phản ánh xu thế mới của thời đại. Xu thế chung các quốc gia trên thế giới lấy việc bình đẳng giới, xây dựng quyền lợi của người phụ nữ trên cơ sở ghi nhận các yếu tố chung về tâm sinh lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và là thước đo cho sự tiến bộ xã hội. Chiếm hơn một nửa lực lượng lao động xã hội, lao động nữ có vị trí vô cùng quan trọng trong gia đình và xã hội. Có thể nói lao động nữ là nguồn nhân lực có tiềm năng to lớn của đất nước, là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong bối cảnh hiện nay nền kinh tế đất nước và toàn cầu đang có những biến động mạnh mẽ, đặt ra cho người lao động nói chung và lao động nữ nói riêng nhiều thách thức và điều kiện mới.

Không chỉ riêng Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giời đều đang xây dựng hệ thống pháp luật liên quan đến quyền lợi của người phụ nữ. Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng do điều kiện về nhận thức chưa đầy đủ hoặc kỹ thuật luật pháp còn hạn chế nên hệ thống pháp luật chưa điều chỉnh và bảo vệ đầy đủ quyền lợi cho người phụ nữ. Các quy định của pháp luật chưa được hoàn thiện và ý thức pháp luật của những người trong cuộc, cũng như quá trình tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về chế độ ốm đau, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí chưa được tiến hành triệt để. Điều đó đã gây ra nhiều bức xúc cho xã hội và làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người phụ nữ. Qua kết quả điều tra nghiên cứu và tiến hành khảo sát những số liệu thực tế ta có thể thấy rằng nguồn lao động nữ đã và đang có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Việc đào tạo bổ sung và phát triển nguồn nhân lực sẽ góp một phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới chiến lược phát triển kinh tế với thành phố Uông Bí, một địa phương có nguồn lao động nữ rất dồi dào. Hơn thế nữa, đảm bảo đuợc quyền lợi cho người

lao động nữ còn đảm bảo sức khoẻ cho họ và phát huy đuợc khả năng sáng tạo và thực hiện tốt thiên chức làm mẹ của mình.

Với những nghiên cứu ở cấp độ luận văn của mình, cùng với những đề xuất, kiến nghị, tác giả hi vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của LĐN nữ, cũng như hoàn thiện cơ chế thực thi quyền của lao động nữ ở Việt Nam nói chung và thành phố Uông Bí nói riêng. Nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền của lao động nữ luôn là đề tài có tính cấp thiết, nhân văn, tác giả cũng hi vọng luận văn này sẽ gợi mở những hướng mà mục tiêu nghiên cứu chuyên sâu hơn để góp phần bảo vệ người lao động nữ trong bối cảnh đẩy mạnh dân chủ, pháp quyền, bình đẳng và hội nhập phát triển ở Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Đăng Hiếu, Khái niệm và phân loại quyền nhân thân, Trường Đại học Luật Hà Nội.

2. Bùi Quang Hiệp, Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao động Việt

Nam, Luận án thạc sĩ luật học-Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.

3. Cao Đức Thái - Chủ biên, Quyền con người-Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và Ôt-xtrây-lai, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội, 2004.

4. Chi Cục Thống kê thành phố Uông Bí, Báo cáo điều tra kinh tế xã hội, 2017. 5. Cơ thể của chúng ta-bản thân chúng ta-Những yếu tố tác động đến sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ, Nhà xuất bản thế giới, 2015.

6. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011.

7. Đặng Thị Thơm, Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ, 2016.

8. Đào Ngọc Nga, Quản lý Nhà nước về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động- xã hội, Luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2011.

9. Đỗ Ngân Bình, Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ theo Công ước quốc tế về xoá

bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và pháp luật lao động,Tạp chí Luật

học số 3, 2006.

10. Đoàn thanh tra liên ngành thành phố Uông Bí, Báo cáo kết quả thanh tra lao động, năm 2016, 2017.

11. Khuất Thu Hiền, Hoàn thiện việc quản lý Nhà nước đối với hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay, Luận án thạc sĩ quản lý hành chính công, Học viện chính trị quốc gia, 2006.

12. Liên đoàn Lao động thành phố Uông Bí, Báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn, năm 2017, 2018.

13. Nguyễn Đăng Dung-Vũ Công Giao- Lã Khánh Tùng, Giáo trình Lý luận và

pháp luật về quyền con người, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2011.

14. Nguyễn Đình Tấn, PGS.TS. Lê Tiêu La, TS.Trần Thị Bích Hằng, Năng lực cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sơ trong việc thực hiện quyền phụ nữ- Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2010.

15. Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12 tr.65-73, 2010.

16. Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với quyền con người,

Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12, 2010.

17. Nguyễn Hiền Phương, Bảo vệ quyền làm mẹ trong pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội, Tạp chí luật học số 6 tr.48-59, 2014.

18. Nguyễn Hồng Ngọc, Lao động nữ và vấn đề nghỉ thai sản của lao động nữ, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 24 (209) tr.40-45, 2011.

19. Nguyễn Hữu Chí, Hoàn thiện thực thi pháp luật về lao động nữ trong doanh

nghiệp ngoài Nhà nước, Nhà xuất bản Tư pháp, 2005.

20. Nguyễn Thị Kim Phụng - TS. Nguyễn Hiền Phương, Bảo hiểm xã hội đối với

lao động nữ trong pháp luật một số nước Asean và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp

chí Luật học số 2 tr.68- 76, 2010.

21. Nguyễn Thị Kim Phụng, Pháp luật lao động với vấn đề bảo vệ người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án, 2006.

22. Nguyễn Thị Kim Phụng, Quyền của lao động nữ theo quan điểm của tổ chức lao động quốc tế trong những công ước Việt Nam chưa phê chuẩn, Tạp chí luật học-đặc san phụ nữ, 2004.

23. Nguyễn Thị Thu Hà, Định hướng giá trị việc làm và tính năng động trong công

việc của lao động nữ, Tạp chí tâm lý học số 12tr.42-53, 2013.

24. Pepsi Co- Chính sách y tế Toàn cầu, “Tóm lược về chính sách y tế công cộng

25. Phạm Công Bảy, Pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

tại Tòa án ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện khoa học xã hội, 2011.

26. Phạm Trọng Nghĩa, Thực hiện các Công ước cơ bản của tổchức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam- cơ hội và thách thức, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2014. 27. Tài liệu tham khảo pháp luật lao động nước ngoài; Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, 2010.

28. Thành ủy Uông Bí, Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Đề an 25 tỉnh Quảng Ninh

về nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng; tinh giản bộ máy, biên chế, 2018.

29. Tòa lao động Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo tham luận về công tác giải quyết

các vụ án lao động, năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015.

30. Tổng cục thống kê; Báo cáo về tình hình kinh tế xã hội, năm 2011, 2012 2013, 2014.

31. Trần Thúy Lâm, Phòng chống bạo lực đối với lao động nữ tại nơi làm việc, Tạp chí luật học số 2 tr.48-52, 2009.

32. Trần Vân Anh - Lê Ngọc Hùng, Phụ nữ, giới và phát triển, Nhà xuất bản phụ nữ, Hà Nội, 2003.

33. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nhà xuất bản công an nhân dân, 2013.

34. Tư tưởng về quyền con người - Tuyển tập tư liệu thế giới và Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội, 2011.

35. Võ Khánh Vinh, Quyền con người, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2011.

36. Võ Thị Mai, Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng chứng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia-sự thật, 2013.

37. Vũ Thị Thảo, Bảo vệ lao động nữ theo pháp luật Việt Nam, Luận án Thạc sĩ luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.

38. Vũ Văn Phúc - Chủ biên, An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)