Bảo vệ quyền làm mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 72)

Một nội dung quan trọng thể hiện quy định về bảo vệ quyền làm mẹ của LĐN là quy định NLĐ nữ được nghỉ thai sản theo quy định Điều 157 BLLĐ 2012, theo đó khi mang thai hoặc thực hiện các biện pháp tránh thai, chăm sóc con ốm, LĐN được luật định nghỉ trong khoảng thời gian nhất định tùy từng trường hợp cụ thể. Đối với trường hợp sinh con, thời gian LĐN được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì mỗi con, LĐN được nghỉ thêm 1 tháng, khoảng thời gian này lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Qua báo cáo tổng kết hoạt động công đoàn của Liên đoàn Lao động thành phố trong năm 2017, 2018, các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã cơ bản thực hiện nghiêm túc các quy định về chế độ nghỉ thai sản đối với LĐN. Các doanh nghiệp đã bố trí cho LĐN nghỉ thai sản đảm thời gian theo quy định là 6 tháng. Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của Liên đoàn Lao động thành phố thì vẫn còn tình trạng có doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc việc bố trí cho LĐN nghỉ thai sản theo đúng quy định, điển hình là tại Công ty THNN Dày da Sao Vàng, do đặc thù công việc của đơn vị sản xuất theo dây chuyền, tỷ lệ lao động nữ nhiều (đây là doanh nghiệp chiếm đến trên 90% LĐN), tỷ lệ LĐN trong độ tuổi sinh đẻ đông, do đó số LĐN nghỉ thai sản trong cùng thời điểm chiếm tỷ lệ lớn, vì vậy trong quá trình sản xuất, nếu LĐN nghỉ theo quy định sẽ ảnh hưởng tới cả dây chuyền, gây tổn hại lợi ích kinh tế, điều này cũng gây khó khăn cho NSDLĐ. Do vậy, tại doanh nghiệp này, LĐN có nhiều trường hợp đi làm sau khi sinh sớm hơn thời gian được nghỉ theo quy định, có trường hợp đi làm sau thời gian nghỉ sinh con được 3 tháng; phía LĐN: một mặt do tâm lý e ngại, xấu hổ không dám xin nghỉ trong thời gian hành kinh, một mặt do có doanh nghiệp ở xa khu dân cư, một bộ phận lao động làm việc xa doanh nghiệp, việc đi làm của LĐN do xe công ty đưa đón nên việc về sớm để cho con bú không thực hiện được trên thực tế.

Trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được xem xét tại địa bàn thành phố Uông Bí được áp dụng có tính định hướng phát triển hơn trong thời gian qua, điển hình là tại các công đoàn cơ sở báo cáo thì quyền LĐN trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội không có sai sót gì khi họ thực hiện công việc của mình. Bảo hiểm xã hội chi trả các khoản từ ốm đau đến sinh đẻ đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cũng có một số

LĐN gặp khó khăn trong quá trình nhận vì một số trường hợp do thiếu hiểu biết nên thủ tục sai lệch hoặc thiếu một số giấy tờ cơ bản khiến bên cơ quan bảo hiểm chậm trễ hơn các trường hợp bình thường. Vấn đề này do lỗi của người lao động vì họ chủ quan trong quá trình làm hồ sơ và thiếu những giấy tờ cần thiết như sổ bảo hiểm thất lạc hoặc mất chứng minh nhân dân. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ cố tình lách luật bằng cách hợp đồng bằng miệng, trốn đóng BHXH, đóng không đủ BHXH cho người lao động trong đó có LĐN, bản thân người lao động thì sợ mất việc làm nên không đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của mình… do đó vẫn có trường hợp LĐN làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ chưa được đảm bảo thực hiện chế độ BHXH khi nghỉ thai sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)