Quyền về an toàn tính mạng và sức khỏe của lao động nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)

Khi xác lập quan hệ lao động và trong quá trình làm việc hoặc nghỉ chế độ thì người sử dụng phải có trách nhiệm tương ứng với việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động nên Điều 152 BLLĐ 2012 buộc người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động; hằng năm phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; LĐN phải được khám chuyên khoa phụ sản,....ít nhất 06 tháng một lần. BLLĐ 2012 quy định danh mục các công việc mà chủ sử dụng lao động không được tuyển và sử dụng một số lao động đặc biệt trong đó có LĐN. Đó là các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại có ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh đẻ và nuôi con của người phụ nữ. Điều 160 BLLĐ 2012 quy định về “những công việc không được sử dụng lao động nữ”, theo đó thì “công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành” và không được sử dụng nữ lao động đối với: “công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước; công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ”. Xét trên phương diện xã hội đây là sự quan tâm đến vai trò và thiên chức làm mẹ của LĐN nhưng xét trên phương diện việc làm thì quy định này có thể khiến người lao động mất nhiều cơ hội tìm kiếm một công việc đảm bảo thu nhập; đặc biệt là những lao động không có trình độ chuyên môn hoặc những LĐN đã qua tuổi sinh đẻ, đã lập gia đình và sinh con muốn tìm kiếm việc làm có phụ cấp công việc cao hơn nhưng bị hạn chế tuyển dụng.

LĐN được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh và hạn chế tối đa các tác động xấu đến sức khỏe: Tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động và vệ sinh lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm như phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác; các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường. Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp, nơi làm việc, nơi đặt máy,

thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Trong doanh nghiệp phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc;….

Thực tế, theo thống kê của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam khi góp ý dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động, đến hết tháng 6 năm 2013, chỉ khoảng 37% doanh nghiệp thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về quy định bảo đảm an toàn lao động vệ sinh lao động. Các lỗi vi phạm chủ yếu về làm thêm giờ quá quy định; không huấn luyện an toàn về sinh lao động; không kiểm tra, tu sửa máy móc định kỳ; không kiểm định thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trước khi đưa vào sử dụng...

Ngày 12/3/2014, Bộ Lao động - Thương binh xã hội công bố Việt Nam gia nhập Công ước 187 về Khung chính sách thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động của ILO, nhằm tiếp tục cải thiện hệ thống pháp luật quốc gia về an toàn vệ sinh lao động và Việt Nam ban hành Luật An toàn vệ sinh lao động. Tại Điều 154 BLLĐ 2012 quy định người sử dụng lao động có nghĩa vụ bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc; giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.

Với quy định nhiều nội dung như trên và áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp như hiện nay sẽ tạo ra nhận thức sử dụng LĐN phiền phức do chi phí và nghĩa vụ tăng lên, bị can thiệp vào quyền quản lý và cũng có thể tạo tâm lí ngại tuyển LĐN của chủ các doanh nghiệp. Đặt trong chế độ ưu đãi doanh nghiệp sử dụng LĐN chưa rõ ràng thì quy định như trên là không hợp lí. Để tiết kiệm chi phí lao động người sử dụng thường bố trí khối lượng công việc và thời gian làm thêm giờ nên LĐN không thể tái tạo được sức lao động; vì thế sức khoẻ của họ ngày càng bị vắt kiệt. Sau giờ tan ca LĐN lại trở về với căn nhà trọ tồi tàn, chật hẹp khoảng 10m2 đến 16m2 nhưng có tới 04 công nhân sống chung. Với đồng lương ít ỏi họ thuê chung phòng trọ và thay nhau nghỉ và làm việc theo “ca”. Cuộc sống tạm bợ trong các căn phòng xuềnh xoàng, mái lợp proximang, cửa sổ không đủ ánh sáng, công trình phụ dùng chung, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, điện nước…do đó không thể tái đầu tư sản xuất và LĐN không còn đủ sức để gắn bó với doanh

nghiệp. Tình trạng nạo hút thai nhiều lần ảnh hưởng tới sức khoẻ của LĐN nói chung và sức khoẻ sinh sản của LĐN và hậu quả của vấn đề này là giống nòi còi thấp bé trong tương lai (Nguyễn Đức Minh, Trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với quyền con người, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 12, 2010).

LĐN ngoài việc phải thực hiện nhiệm vụ công việc trong thời gian làm việc theo thỏa thuận với người sử dụng lao động họ lại phải thực hiện thiên chức làm mẹ, sinh đẻ, nuôi con và chăm sóc gia đình nên quỹ thời giờ nghỉ ngơi của người họ rất hạn hẹp. Vì lẽ đó, ngoài việc áp dụng các quy định chung về khoảng thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi đối người lao động nói chung còn có nhiều quy định riêng cho LĐN như pháp luật cho phép LĐN và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận về chế độ làm việc linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần hoặc làm công việc tại nhà phù hợp với đặc thù và điều kiện công việc. Từ ngày 01/7/2013 theo Nghị định số 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì người lao động chỉ được làm thêm không quá 12 h/ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần; số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày. Các đơn vị được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ là các đơn vị sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước... Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người lao động phải được bố trí nghỉ bù số thời gian không được nghỉ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo vệ quyền lao động nữ theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thi hành tại thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)