Phân đoạn thị trường và lựa chọn đoạn thị trường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về CHÍNH SÁCH MARKETING NHẰM TĂNG CƯỜNG THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 29 - 30)

1.5.1.1. Phân đoạn thị trường.

− Để đưa ra một định hướng phát triển kinh doanh tốt thì doanh nghiệp cần phải có riêng cho mình một nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng cung ứng và thỏa mãn nhu cầu đó của khách hàng. Khách hàng trên thị trường rất rộng dẫn đến nhu cầu của mỗi người cũng có sự khác nhau. Vì vậy chính sách marketing cần phải có sự tập trung nổ lực vào một đoạn thị trường nhất định để tránh bị đối thủ cạnh tranh đanh bại. Phân đoạn thị trường là phân chia theo những tiêu thức nhất định thị trường tổng thể qui mô lớn, không đồng nhất, muôn hình muôn vẻ về nhu cầu thành các nhóm (đoạn, khúc) nhỏ hơn đồng nhất về nhu cầu.

− Một đoạn thị trường là một nhóm tập hợp thành có thể xác định được trong một thị trường chung, mà một sản phẩm nhất định của doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với họ.

− Lý do phận đoạn:

+ Phân đoạn thị trường sẽ giúp cho các doanh nghiệp trả lời được câu hỏi: ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Cái nào? Như thế nào?

+ Nếu phân được thị trường và lựa chọn được thị trường mục tiêu thì mục đích của doanh nghiệp sẽ được tập trung hơn.

+ Doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về từng phân đoạn, hiểu được mong muốn và nhu cầu của khách hàng đã được lựa chọn

− Cơ sở phân đoạn: + Phân đoạn theo địa lý.

+ Phân đoạn đặc điểm xã hội học. + Phân đoạn theo đặc điểm tâm lý. + Phân đoạn theo hành vi tiêu dùng. 1.5.1.2. Thị trường mục tiêu.

− Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm các khách hàng có cùng nhu cầu hoặc mong muốn mà công ty có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh và đạt được các mục tiêu marketing đã định.

− Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu: + Tập trung vào một đoạn thị trường.

+ Chuyên môn hóa tuyển chọn. + Chuyên môn hóa sản phẩm. + Chuyên môn hóa thị trường.

+ Phục vụ toàn bộ thị trường. Để thực hiện phương án này, có 2 cách:

• Marketing phân biệt: Chọn lựa các thị trường mục tiêu và lựa chọn biện pháp marketing mix cho từng phân đoạn thị trường.

• Marketing không phân biệt: Bỏ qua các sự khác nhau giữa các phân đoạn thị trường và sử dụng cùng một biện pháp marketing mix chung cho tất cả các đoạn thị trường.

1.5.1.3. Định vị đoạn thị trường mục tiêu.

− Định vị trên thị trường là thiết kế một sản phẩm có những đặc tính khác biệt so với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một hình ảnh riêng đối với khách hàng.

− Lý do cần định vị trên thị trường:

+ Tạo sự thu hút, gây chú ý cho khách hàng.

+ Tạo một hình ảnh độc đáo khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. + Dễ đi vào nhận thức và ăn sâu vào nhận thức của khách hàng.

− Các phương pháp định vị trên thị trường:

+ Định vị dựa trên những nét đặc trưng của sản phẩm.

+ Định vị dựa trên những lợi ích, giải pháp hoặc nhu cầu mà khách có thể lựa chọn. + Định vị theo trường hợp sử dụng cụ thể của khách hàng.

+ Định vị đối với các nhóm khách hàng khác nhau. + Định vị đối với các sản phẩm trên thị trường. + Định vị bằng cách tạo sự khác biệt cho sản phẩm.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP về CHÍNH SÁCH MARKETING NHẰM TĂNG CƯỜNG THU hút KHÁCH DU LỊCH nội địa tại CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH đà NẴNG (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w