Nguồn vốn cho vay

Một phần của tài liệu QTKD CDTN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THÔNG QUA các hội đoàn THỂ tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội THÀNH PHỐ hà TIÊN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 32 - 34)

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng của mọi hoạt động kinh tế. Đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng thì nguồn vốn càng trở nên có vai trị quan trọng bởi đây là đối tượng kinh doanh cơ bản, quyết định quy mô và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các định chế cho vay. Do đó, việc tạo lập

nguồn vốn ln là một vấn đề sống còn và rất được quan tâm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng từ trước đến nay. Nguồn vốn của các tổ chức tín dụng bao gồm các loại nguồn vốn như sau:

Vốn chủ sở hữu

Là số vốn của tổ chức tín dụng đóng góp ban đầu và được bổ sung trong quá trình kinh doanh. Vốn điều lệ qui định cho một tổ chức tín dụng nhiều hay ít tùy thuộc vào qui mô và phạm vi hoạt động.

Vốn điều lệ sẽ được bổ sung và tăng dần dưới các hình thức: huy động vốn từ các cổ đơng, ngân sách cấp, lợi nhuận bổ sung. Ngoài vốn điều lệ, các quỹ dự trữ của ngân hàng cịn được coi là nguồn tự có và được bổ sung hàng năm từ lợi nhuận rịng của các tổ chức tín dụng.

Vốn huy động

Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế: Việc mở tài khoản này giúp các tổ chức kinh tế bảo quản an tồn tiền vốn đồng thời qua đó các tổ chức kinh tế có thể nhận được các dịch vụ tài chính từ nguồn vốn của các tổ chức tín dụng.

Về phía các tổ chức tín dụng, việc mở và gửi tiền vào tài khoản của các tổ chức kinh tế giúp cho nguồn vốn của các tổ chức tín dụng có thể sử dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bổ sung nguồn vốn tín dụng. Tiền gửi thanh toán của khách hàng bao gồm tiền gửi thanh tốn khơng kỳ hạn và tiền gửi thanh tốn có kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức huy động tiền gửi theo kiểu truyền thống của các tổ chức tín dụng. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền gửi của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm được hưởng lãi theo qui định của các tổ chức tín dụng nhận gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo qui định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm

cũng được chia thành hai loại đó là tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Nguồn vốn huy động bằng các chứng từ có giá: Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các tổ chức tín dụng và người mua.

Ở Việt Nam hiện nay, khi các tổ chức tín dụng cần huy động số vốn lớn trong thời gian ngắn thì họ có thể phát hành các loại giấy tờ có giá như kỳ phiếu có mục đích, trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi.

Vốn đi vay

Vay vốn của ngân hàng Nhà nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh tốn) các tổ chức tín dụng thường vay Ngân hàng Nhà nước.

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn vốn mà các tổ chức tín dụng vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy, nguồn vay mượn từ các tổ chức tín dụng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước.

Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước (NHNN)

Bao gồm, nguồn ủy thác như ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, ủy thác giải ngân và thu hộ, các hoạt động này tạo nên nguồn ủy thác tại các tổ chức tín dụng. Nguồn thanh tốn như các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt có thể hình thành nguồn trong thanh tốn và các nguồn khác.[10, tr.102-104]

Một phần của tài liệu QTKD CDTN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THÔNG QUA các hội đoàn THỂ tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội THÀNH PHỐ hà TIÊN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w