Theo Đại Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa học xã hội thì “cơ chế” là: “cách thức, theo đó một q trình được thực hiện”; hoặc “cơ chế là cách thức sắp xếp tổ chức để làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện”; hoặc dưới góc độ khoa học pháp lý “cơ chế” lại được hiểu là: “tổng thể các bảo đảm về vật chất, chính trị, tư tưởng, pháp lý, tổ chức, nghiệp vụ cho việc thực hiện một quyền nào đó hoặc một việc nào đó”.
Qua các định nghĩa trên cho thấy, muốn đạt kết quả của một quá trình, một cơng việc nào đó, người ta lập ra một hình thức tổ chức phù hợp, định ra phương thức thực hiện q trình, cơng việc đó.
Qua một số khái niệm “phối hợp” trên đây, người ta muốn nhấn mạnh đến một quy trình kết hợp hoạt động của hai hay nhiều cơ quan, đơn vị một cách hài hịa và đồng bộ, trong việc thực hiện cơng việc nhằm đạt được các mục tiêu chung đã đề ra. Trong phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, chủ thể phối hợp được phân chia làm hai loại : bên chủ trì và bên phối hợp; trong đó bên chủ trì là một và có ít nhất từ một bên phối hợp trở lên tham gia.
Xét từ khía cạnh quản lý nhà nước, phối hợp là một phương thức, một hình thức, một quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, đơn vị lại với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, đơn vị này thực hiện hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các mục tiêu chung đã đề ra.
Phối hợp tồn tại trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật; ở đâu có quản lý thì ở đó có nhu cầu phối hợp. Mục tiêu cuối cùng của phối hợp là tạo ra sự thống nhất, đồng thuận, bảo đảm chất lượng và hiệu quả trong quản lý.
Nói cách khác, phối hợp là phương thức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị trong quản lý nhà nước. Việc
thực hiện phối hợp có hiệu quả khơng chỉ cho phép các cơ quan, đơn vị giải quyết tốt các công việc thuộc các chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình, mà cịn có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, phức tạp vượt quá khả năng và thẩm quyền của mình; những vấn đề đột xuất, cấp bách; những trọng tâm, ưu tiên địi hỏi phải huy động nhiều nguồn lực bên ngồi mới có thể giải quyết được một cách có hiệu quả.
Từ việc phân tích trên, có thể rút ra kết luận chung “cơ chế phối hợp” chính là phương thức tổ chức và phối hợp hoạt động của các cơ quan, đơn vị lại với nhau để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm đạt được mục tiêu chung.[16]
Cơ chế phối hợp giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội: Thực hiện Điều 5 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và các tổ chức chính trị - xã hội (04 tổ chức chính trị - xã hội).
Tuy nhiên, một số nội dung khơng cịn phù hợp với thực tiễn, ngày 03/12/2014, NHCSXH đã ký lại với 04 tổ chức chính trị - xã hội Văn bản thoả thuận số 3948/VBTT-NHCS-HPN-HND-HCCB-ĐTNCSHCM “Về việc thực hiện ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác” thay thế văn bản 1114A đã ký trước đây. Cụ thể:
Phối hợp xây dựng kênh dẫn vốn hiệu quả đến người thụ hưởng thông qua Tổ TK&VV và Điểm giao dịch tại xã.
Xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra, giám sát hàng năm (định kỳ hoặc đột xuất) hoạt động của Hội, đoàn thể cấp dưới và hoạt động của Tổ TK&VV nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác.
Phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ tổ chức Hội, đoàn thể các cấp và Ban quản lý Tổ TK&VV.
NHCSXH cấp huyện phối hợp cùng Hội, đoàn thể cấp xã tiến hành phân tích tìm ngun nhân để củng cố và sắp xếp lại Tổ TK&VV.