Nguồn vốn cho vay: NHCSXH không chủ động được nguồn vốn cho
vay bởi vì cịn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào việc cấp bù chênh lệch lãi suất của Bộ tài chính, do đó trong những năm qua các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thường được giao tập trung vào quý 2 và quí 3 làm ảnh hưởng đến việc đầu tư tín dụng khơng kịp thời.
Nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào chỉ tiêu phát triển kinh tế tại năm hiện hành, cũng như chính sách an sinh xã hội cần thực hiện tại địa phương mà được phân bổ vốn.
Nguồn vốn từ ngân sách địa phương chuyển sang không cố định theo từng năm mà tùy thuộc vào sự cân đối thu chi thực tế tại địa phương để UBND thành phố quyết định có chuyển vốn hay không chuyển vốn sang NHCSXH cho vay.
Lãi suất cho vay ưu đãi: Hiện tại NHCSXH được Chính phủ cấp bù chi
phí quản lý, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay. Quy mô hoạt động của NHCSXH càng tăng thì chi phí cấp bù từ Chính phủ càng lớn, mọi hoạt động về huy động vốn cũng như cho vay bị giới hạn trong khả năng cấp bù từ ngân sách Nhà nước. Lãi suất thấp dẫn đến thu nhập khơng đảm bảo chi phí trong khi ngân sách nhà nước hạn hẹp, cơ chế thu chi bị thắt chặt dẫn đến việc kiểm tra giám sát, cơ chế chính sách thu hồi nợ cũng phải toan tính cắt giảm chi tiêu dẫn đến chất lượng hoạt động tại một số nơi còn kém.
Đối tượng khách hàng: Do là đối tượng chỉ định nên phải có cơ quan
chức năng xác định đối tượng như một thủ tục cho vay bắt buộc. Việc quyết định cho vay hay không cho vay không phải do NHCSXH quyết định. Mặt khác thủ tục này mang tính chất hành chính có thể làm chậm q trình vay vốn của người dân, chưa kể xảy ra việc lạm dụng quyền hạn để tư lợi của cán bộ thuộc cơ quan chức năng, dẫn đến vốn vay không đúng đối tượng, không kịp thời, không hiệu quả.
Cơng tác đào tạo: Hàng năm đều có tập huấn và đào tạo các hội đoàn
thể và tổ TK&VV nhưng số lượng rất nhiều mà chất lượng chưa được nâng cao. Tất cả 04 hội đoàn thể đều chạy theo chỉ tiêu mở bao nhiêu lớp để đạt kế hoạch đề ra trong năm nhưng thời lượng để NHCSXH hướng dẫn chỉ có 120 phút cho tất cả các nghiệp vụ. Trong cơng tác tập huấn tại điểm giao dịch xã
thì cán bộ tín dụng chưa truyền tải hết thơng tin cần hướng dẫn đến hội đoàn thể và các tổ TK&VV.
Kiểm tra giám sát: Trong cơng tác bình xét cho vay chưa đầy đủ bốn
thành phần tham dự theo quy định (Trưởng ban lãnh đạo ấp, hội đoàn thể, tổ trưởng tổ TK&VV và thư ký) dẫn đến tổ chỉ họp cho có lệ, cả nể, khơng đối chiếu được danh sách đối tượng mà UBND phê duyệt.
Hội đoàn thể cấp xã chưa hướng dẫn khách hàng đến giao dịch kịp thời, chưa sâu sát hoạt động của tổ, chưa tham gia họp giao ban đầy đủ với ngân hàng vào ngày giao dịch xã nên việc nắm bắt các chủ trương tín dụng chính sách, các tồn tại trong hoạt động của tổ và hội còn hạn chế. Việc tổ chức sinh hoạt định kỳ của Tổ TK&VV chưa đi vào nề nếp, nhiều tổ chỉ tổ chức sinh hoạt khi có bình xét cho vay.
Hồn trả vốn vay: Có thể thấy UBND xã phường, các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ TK&VV là người bình chọn xét duyệt hồ sơ vay nhưng việc cho vay và thu nợ gốc lại là trách nhiệm của NHCSXH. Việc trả hoa hồng cho tổ TK&VV, trả phí ủy thác cho tổ chức chính trị - xã hội chỉ căn cứ vào lãi thu được và chất lượng dư nợ, khơng u cầu về kết quả hồn trả nợ gốc và nội dung sử dụng vốn vay của hộ vay để thanh toán cho 2 khoản phí này. Do đó cả tổ TK&VV và hội đồn thể khơng phải chịu ràng buộc trách nhiệm về việc thu hồi vốn gốc, mặc dù nội dung này được cam kết trong hợp đồng ủy thác của hội và hợp đồng ủy nhiệm của tổ.
Công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn tại một số nơi chưa được chú trọng, khơng thơng báo kịp thời để hộ vay có kế hoạch trả nợ đúng hạn. Công tác huy động tiết kiệm chưa được quan tâm, chưa tích cực tuyên truyền hộ vay tham gia tiền gửi dù đây là công cụ quan trọng nhất trong việc đảm bảo khả năng trả nợ.