Nguồn vốn tại NHCSXH bao gồm nguồn vốn Trung ương, nguồn vốn địa phương và nguồn huy động tiền gửi. Nguồn vốn Trung ương là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn được chuyển về trên cơ sở vốn Nhà nước cấp theo kế hoạch đã được phê duyệt. Nguồn vốn địa phương là nguồn vốn ngân sách của tỉnh, của huyện chuyển sang để góp phần thực hiện cơng tác giảm nghèo tại địa phương. Nguồn vốn huy động tiền gửi bao gồm tiền gửi của khách hàng
và tiền gửi tiết kiệm từ tổ viên của Tổ TK&VV.
2.2.1.1 Nguồn vốn cho vay từ Trung ương
Bảng 2.2 Nguồn vốn cho vay từ trung ương giai đoạn 2017 - 2019
Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn Trung ương chuyển về chiếm tỷ trọng cao nhất nhằm thực hiện các chương trình tín dụng chính sách theo kế hoạch và chủ trương chỉ định.
Qua 3 năm nhìn chung tất cả 04 hội đoàn thể đều tăng trưởng nguồn vốn Trung ương: Hội phụ nữ tăng 14.997 triệu đồng cao nhất trong 04 hội đoàn thể, tiếp theo là Hội Nơng dân tăng 5.025 triệu đồng, kế đến là Đồn Thanh Niên là 2.188 triệu đồng và cuối cùng là Hội Cựu chiến binh tăng 85 triệu đồng. Sự tăng trưởng không đồng đều trên tùy thuộc vào các yếu tố sau:
Thứ nhất, do Hội Cựu Chiến binh phường Bình San quản lý vốn không
hiệu quả gây ra những sai phạm trong công tác quản lý vốn vay tại địa phương nên thực hiện việc sáp nhập bàn giao vốn vay qua cho Hội Phụ nữ và Hội Nông dân quản lý.
Thứ hai, nhu cầu vốn vay của từng khách hàng trong từng tổ TK&VV
thuộc hội quản lý cũng khác nhau và còn tùy thuộc vào địa bàn có được bổ sung vốn hay khơng.
Thứ ba, Hội phụ nữ tăng trưởng nguồn vốn Trung ương cao nhất do
thực hiện theo Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017- 2025”. Các đối tượng được hỗ trợ là phụ nữ thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ sống tại địa bàn khó khăn, địa bàn chuyển đổi đất nơng nghiệp.
Hội phụ nữ phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội bố trí nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho lao động nữ, hỗ trợ lập dự án, thủ tục cho vay các đối tượng đúng theo quy định trong quá trình thực hiện Đề án 939.
Trong giai đoạn 2017 – 2019 nguồn vốn Trung ương được phân bổ về PGD NHCSXH thành phố Hà Tiên là 22.295 triệu đồng, từ đó cho thấy được sự quan tâm từ cấp Tỉnh đến Trung ương trong công cuộc giảm nghèo bền vững và giúp nhân dân thoát nghèo hiệu quả.
2.2.1.2 Nguồn vốn cho vay từ Địa phương
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư tại chính quyền địa phương về việc dành một nguồn vốn thích đáng để bổ sung cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn, hỗ trợ cơ sở vật chất, tạo điều kiện làm việc cũng như ủy thác qua NHCSXH cho vay.
Lũy kế tăng trưởng nguồn vốn ngân sách địa phương qua 3 năm là 7.073 triệu đồng. Trong đó: Năm 2018 tăng 3.738 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 218%. Năm 2019 tăng 3.336 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng là 61%. Mặc dù nguồn vốn ngân sách địa phương chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế nhưng giai đoạn 2017 đến 2019 Ủy ban nhân dân vẫn trích một phần vốn ngân sách để bổ sung cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng như các chương trình khơng cịn được Trung ương hỗ trợ mà tại địa phương có nhu cầu (Chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn tại các phường có nhu cầu vay vốn. Bởi vì nguồn vốn trung ương quy định đối với phường và thị trấn thì khơng được cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nông thôn).
Tỷ lệ phân bổ cho 04 hội đoàn thể tương đối đồng đều qua 3 năm. Hội Nông dân tăng trưởng là 2.757 triệu đồng, nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm cho người dân tộc Khơ me, nước sạch và vệ sinh môi trường cho 02 địa bàn phường Pháo Đài và phường Mỹ Đức. Hội Phụ nữ tăng trưởng là 2.861 triệu đồng bổ sung nguồn vốn cho địa bàn phường Tơ Châu chương trình nước sạch vệ sinh môi trường và bổ sung cho Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” qua 02 chương trình chủ đạo là hộ cận nghèo và giải quyết việc làm cho người lao động là nữ. Còn lại là Hội Cựu chiến binh tăng trưởng 1.040 triệu đồng và Đồn Thanh Niên là 434 triệu đồng nhằm duy trì sự tăng trưởng tín dụng hàng năm cũng như duy trì sự phát triển tổ viên của Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên.
2.2.1.3 Nguồn vốn huy động tiền gửi từ tổ TK&VV
Bảng 2.4 Nguồn vốn huy động tiền gửi giai đoạn 2017 - 2019
Các tổ chức tín dụng huy động tiền gửi từ khách hàng để cho vay thì riêng NHCSXH hoạt động tiền gửi của tổ viên là việc các tổ viên động viên nhau dành dụm trong chi tiêu để gửi vào ngân hàng nhằm tạo lập nguồn vốn tích lũy sử dụng trong tương lai nhằm đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay đúng thời hạn cũng như hạn chế tín dụng đen bên ngồi thị trường. Đây là việc khuyến khích người dân thực hiện gửi tiền tiết kiệm đang là định hướng thực hiện bền vững và hiệu quả nhất trong những năm gần đây.
Cụ thể qua 3 năm huy động tiền gửi hàng năm đều tăng: Năm 2018 tăng 2.469 triệu đồng so với năm 2017 tỷ lệ tăng trưởng là 10%, còn năm 2019 tăng 6.270 triệu đồng so với năm 2018 tỷ lệ tăng trưởng là 24%. Điểm sáng cho huy động tiền gửi thể hiện rõ nét nhất ở Hội Phụ nữ tăng 4.490 triệu đồng, Hội Nông dân tăng 3.255 triệu đồng trên 03 địa bàn điển hình chính là: phường Tô Châu (khu vực Bến tàu đi Phú Quốc và Đảo Hải Tặc), phường Bình San (khu vực Chợ Đêm), phường Pháo Đài (khu du lịch bãi tắm Mũi Nai) đồng loạt các hộ dân mua bán trên địa bàn thực hiện gửi tiền tiết kiệm trả nợ trước hạn để tái đầu tư sản xuất kinh doanh.
Khi người dân ý thúc được việc nếu vướng vào cho vay nặng lãi thì sẽ làm cho kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn và dẫn đến khơng có khả năng thanh tốn chi trả nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, họ dần dần thực hiện tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV gửi về ngân hàng, khi đến hạn trả nợ cuối cùng thì sử dụng số tiền tiết kiệm để dành chuyển sang trả nợ gốc và tái đầu tư sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả.