Giải pháp hoàn trả vốn vay

Một phần của tài liệu QTKD CDTN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THÔNG QUA các hội đoàn THỂ tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội THÀNH PHỐ hà TIÊN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 103 - 105)

Khả năng trả nợ của khách hàng thường phụ thuộc vào các nguồn thu trong tương lai, có thể nói các nguồn thu này là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn trong chu kỳ. Những con số dự tính về nguồn thu trong phương án kinh doanh cũng được xem xét trong mối quan hệ với các cam kết mà người đi vay phải thực hiện trả nợ. Để đảm bảo khả năng trả nợ của người vay phòng giao dịch NHCSXH thành phố Hà Tiên cần thực hiện một số biện pháp sau:

Thứ nhất, phân tích nợ đến hạn

Định kỳ tháng 12 hàng năm, cán bộ tín dụng tham mưu UBND xã phường về kế hoạch phân tích nợ đến hạn trong năm. Sau đó, phối hợp cùng hội đồn thể cùng tổ K&VV với ban lãnh đạo ấp khu phố tiến hành đánh giá thực trạng và khả năng thu hồi các khoản vay đến hạn. Tiếp theo, tại cuộc họp cán bộ tín dụng cùng UBND và hội đồn thể đưa giải pháp thu hồi đối với các khoản vay có khả năng trả nợ và lập hồ đề nghị xử lý rủi ro đối với các khoản vay khơng có khả năng trả nợ.

Thứ hai, đối với nợ đến hạn cuối kỳ

Ngân hàng in thông báo nợ đến hạn trước 03 tháng cho hộ vay để chuẩn bị tiền trả nợ cho ngân hàng. Thu hồi nợ đến hạn để cho vay quay vịng mới giải ngân nhanh chóng kịp thời, đảm bảo hoàn thành sớm các chỉ tiêu kế

hoạch được giao theo lịch giao dịch cố định tại địa phương nhưng không quá 30 ngày.

Trước 01 tháng đến hạn trả nợ, hội đồn thể và tổ trưởng tổ TK&VV đơn đốc nhắc nhở lần thứ 02 đến người dân khoản vay đến hạn. Thực tế, có nhiều trường hợp cam kết trả tất nợ khi đến hạn nhưng sau đó hộ vay phát sinh rủi ro nên không thể trả nợ.

Trường hợp các hộ vay gặp rủi ro khách quan chưa có khả năng trả nợ thì thực hiện gia hạn nợ để hộ vay thực hiện trả dần nhưng tối đa không được quá 1/2 chu kỳ cho vay trung và dài hạn, hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh.

Thứ ba, đối với nợ đến hạn theo phân kỳ (kỳ con)

Cán bộ tín dụng phối hợp cùng hội đồn thể chỉ đạo Tổ TK&VV nhắc nhở, đôn đốc các hộ vay có tên theo danh sách trả dần hàng tháng, để tạo thói quen cho hộ vay ý thức trong việc trả nợ, giảm áp lực trả nợ khi đến hạn, số vốn thu được sẽ sử dụng cho vay quay vòng ngay trong xã phường đó (trừ trường hợp khơng có nhu cầu vay).

Thứ tư, đối với các khoản vay chuyển nợ quá hạn trên 90 ngày

Trường hợp người vay thiếu ý thức trả nợ thì cán bộ tín dụng tham mưu Chủ tịch UBND xã phường lập danh sách gửi Tổ đôn đốc thu hồi nợ cấp xã để đôn đốc và xử lý.

Trường hợp hộ vay chây ỳ, có khả năng trả nhưng cố tình khơng trả mà tổ đơn đốc thu hồi nợ đã lập biên bản nhưng hộ vay không thực hiện theo cam kết thì gửi yêu cầu về NHCSXH tiến hành khởi kiện thu hồi vốn vay.

Trường hợp hộ vay gặp rủi ro khách quan chưa có khả năng trả nợ hoặc khơng có khả năng trả nợ thì các bộ phận có trách nhiệm phối hợp cùng nhau lập hồ sơ rủi ro khoanh nọe hoặc xóa nợ trình cấp trên xem xét.

Thứ năm, đối với công tác thu lãi và thu tiền gửi

Thu lãi, Sau khi kết thúc phiên giao dịch xã cán bộ quản lý địa bàn

cùng hội đồn thể phân tích danh sách lãi tồn của từng tổ TK&VV, nếu tổ TK&VV nào thu lãi hàng tháng dưới 95% thì hội đồn thể phải đơn đốc ban quản lý tổ TK&VV để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nếu những hộ vay nào khó khăn tổ TK&VV khơng thu được thì Hội trực tiếp xuống làm việc với hộ vay để thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định.

Thu tiền gửi, Mục đích cuối cùng trong cơng tác thu tiền tiết kiệm hàng

tháng là tạo nguồn vốn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn. Tạo thói quen cho người dân có ý thức tích lũy, khi nợ đến hạn khơng mượn nợ tín dụng đen bên ngồi thị trường để trả cho ngân hàng.

Công tác thu lãi và thu tiền gửi là việc làm vơ cùng quan trọng vì thơng qua việc thu lãi hàng tháng và gửi tiết kiệm, ban quản lý Tổ TK&VV thường xuyên nhắc nhở người vay sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả, đồng thời đây là việc trực tiếp đối chiếu nợ vay của NHCSXH với người vay để phát hiện kịp thời sai sót

Thứ sáu, đánh giá kỹ khả năng trả nợ của hộ vay

Hội đoàn thể và tổ TK&VV cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà hộ vay cam kết để trả nợ khi nguồn trả nợ chính thức gặp sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Có thể nói trong bất kỳ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn vốn lý tưởng để trả nợ.

Một phần của tài liệu QTKD CDTN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY THÔNG QUA các hội đoàn THỂ tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội THÀNH PHỐ hà TIÊN TỈNH KIÊN GIANG (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w