Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh khách sạn À La Carte ( Quý I/2015-Quý IV/2015)
( Nguồn phòng kế toán của khách sạn) CHỈ TIÊU
Qúy I/2015 Quý II/2015 Quý III/2015 Quý IV/2015 Qúy II/Qúy I Quý III/Quý II Quý IV/Quý III Số tiền % Số tiền % số tiền % Số tiền % ∆ T(%) ∆ T(%) ∆ T(%) TỔNG DT 36052 100 38562 100 44654 100 35482 100 2510 107.0 6092 115.8 -1972 79.46 Lưu trú 17519 48.59 18620 48.29 20054 44.91 17056 48.07 1101 106.3 1434 107.7 -2998 85.05 Ăn uống 14035 38.93 15037 38.99 18169 40.67 13892 39.15 1002 107.1 3132 120.82 -4227 76.46 dịch vụ bổ sung 4498 12.48 4905 12.72 6431 14.42 4534 12.78 407 109.0 1526 131.11 -1897 70.5 TỔNG CP 22958 100 24503 100 27642 100 22402 100 1545 106.7 3139 112.8 -5240 81.04 Lưu trú 11158 48.60 11863 48.41 12369 44.75 10868 48.51 705 106.3 506 104.26 -1501 87.86 Ăn uống 8826 38.44 9592 39.15 11032 39.91 8673 38.72 766 108.7 1440 115.01 -2359 78.62 Dịch vụ bổ sung 2974 12.95 3048 12.44 4241 15.34 2861 12.77 74 102.5 1193 139.14 -1380 67.46 TỔNG LN 13094 100 14059 100 17012 100 13080 100 965 107.4 2953 121 -3932 76.89 Lưu trú 6361 48.58 6757 48.06 7685 45.17 6188 47.3 396 106.2 928 113.73 -1497 80.52 Ăn uống 5209 39.78 5445 38.73 7137 41.95 5219 39.9 236 104.5 1692 131.07 -1918 73.12 Dịch vụ bổ sung 1524 11.64 1857 13.21 2190 12.88 1673 12.78 333 121.9 335 117.93 -517 76.39
Về doanh thu:
Qua bảng trên ta thấy được doanh thu của khách sạn trong 4 quý của năm 2015 chưa được ổn định.Trong Quý I/2015 doanh thu khách sạn đạt được 36052 triệu đồng, đây là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 là tháng lễ tết Tây và tết Nguyên Đán nên lượng khách đi du lịch đến với khách sạn và sử dụng dịch vụ trong quý này cũng khá cao vì thế mà doanh thu thu được cũng tương đối. Đến Quý II/2015 doanh thu khách sạn đạt được 38562 triệu đồng, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 tại Đà Nẵng tổ chức nhiều sự kiện và ngày lễ vì thế mà kéo theo doanh thu thu được trong quý này cũng khá cao và cao hơn quý I. Sang quý III/2015 doanh thu khách sạn tăng lên 44654 triệu đồng cao hơn so với các quý trước. Vì đây là khoảng thời gian cao điểm và vào mùa hè khách du lịch muốn đến Đà Nẵng đi du lịch, tắm biển và tận hưởng, tham gia vào những hoạt động thể thao trên biển do thành phố Đà Nẵng tổ chức vừa rồi như lễ hội biển Đà Nẵng, Điểm hẹn mùa hè...Ngoài ra đây là thời điểm nghỉ hè của học sinh nên cha mẹ muốn dẫn con cái đi du lịch và tận hưởng kì nghỉ hè cùng với gia đình của mình nên doanh thu thu được rất cao trong quý này và cao nhất trong tất cả các quý. Cuối cùng vào quý IV/ 2015 doanh thu có sự giảm xuống đáng kể khi chỉ đạt được 35482 triệu đồng trong 3 tháng cuối năm. Vì đây là khoảng thời gian thời tiết thất thường, hay mưa bão, lụt lội, biển động.. ảnh hưởng tới việc đi du lịch của du khách, gây tâm lý lo ngại đi xa cũng như không an toàn khi đi các phương tiện như máy bay trong mùa mưa bão.. vì thế mà doanh thu của khách sạn trong quý cuối của năm 2015 giảm hơn so với 3 quý trước. Qua bảng trên ta có thể thấy cụ thể được rằng:
- Tốc độ phát triển doanh thu của Quý II/2015 so với Quý I/2015 tăng 7 % tương ứng với tăng 2510 triệu đồng. Trong đó:
+ Doanh thu lưu trú của Quý II so với Quý I tăng 6,3% tương ứng với tăng 1101 triệu đồng
+ Doanh thu ăn uống của Quý II so với Quý I tăng 7,1% tương ứng với tăng 1002 triệu đồng
+ Doanh thu dịch vụ bổ sung của Quý II so với Quý I tăng 9% tương ứng với tăng 407 triệu đồng
-Tốc độ phát triển doanh thu trong Quý III/2015 so với Quý II/2015 tăng 15.79 % tưong ứng với tăng 6092 triệu đồng. Trong đó:
+Doanh thu lưu trú của Quý III so với Quý II tăng 7.7 % tương ứng với tăng 1434 triệu đồng
+Doanh thu ăn uống của Quý III so với Quý II tăng 20.82 % tương ứng với tăng 3132 triệu đồng
+Còn Doanh thu của dịch vụ bổ sung của Quý III so với Quý II tăng 31.11 % tương ứng với tăng 1526 triệu đồng. Cho thấy sang quý III khách hàng tiêu dùng dịch vụ bổ sung nhiều hơn nhiều so với quý II khi tốc độ tăng doanh thu của dịch vụ bổ sung tăng lên khá cao.
-Về Tốc độ phát triển doanh thu trong Quý IV/2015 so với Quý III/2015 giảm 20.54 % tưong ứng với giảm 1972 triệu đồng. Trong đó:
+Doanh thu lưu trú của Quý IV so với Quý III giảm 14,95 % tương ứng với giảm 2998 triệu đồng
+Doanh thu ăn uống của Quý IV so với Quý III giảm 23.54 % tương ứng với giảm 4227 triệu đồng
+Doanh thu của dịch vụ bổ sung của Quý IV giảm 29.5 % so với Quý III tương ứng với giảm 1897 triệu đồng
-Cơ cấu doanh thu: Theo bảng số liệu ta có thể thấy rằng, đóng góp quan trọng trong tổng doanh thu khách sạn là từ dịch vụ lưu trú. Tất cả doanh thu lưu trú qua các quý đều đóng góp tỷ trọng rất cao vào tổng doanh thu. Cụ thể doanh thu lưu trú quý I chiếm 48,59%, quý II chiếm 48.29 %, quý III 44.91 % và quý IV là 48.07 %. Theo ngay sau đó là doanh thu dịch vụ ăn uống với tỷ trọng cũng khá cao không kém lần lượt theo từng quý là 38,93%, 38.99 %, 40.67 %, 39.15 %. Nguyên nhân doanh thu dịch vụ ăn uống cũng chiếm tỉ trọng khá cao là do qua một năm đi vào hoạt động thì khách sạn đã được biết đến nhiều hơn, đặc biệt khách sạn rất nổi tiếng với Top bar ngoài trơì đã thu hút rất nhiều khách địa phương cũng như khách du lịch đến đây uống coffee, cocktail…và khách sạn cũng chú trọng đầu tư vào chất lượng của các món ăn ở nhà hàng Fish Cá nên số lượng khách sử dụng dịch vụ ăn uống của khách sạn tăng lên khá cao. Đồng thời các hội nghị hội thảo được đặt kèm với các buổi tiệc cũng như tổ
chức nhiều các buổi tiệc như sinh nhật, lễ kỷ niệm theo yêu cầu khách đặt do đó kéo theo doanh thu dịch vụ ăn uống tăng lên.
Như vậy có thể nói đóng góp chính trong tổng doanh thu của khách sạn là từ doanh thu của dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống.
Về chi phí:
Vì Doanh thu thu được ở quý II nhiều hơn so với quý I và số lượng khách đến khách sạn ở quý II cũng nhiều hơn do đó chi phí mà khách sạn bỏ ra ở quý II cũng cao hơn một chút so với Quý I và cao hơn 6,7% tương ứng với tăng 1545 triệu đồng. Trong đó:
+ Chi phí lưu trú của Quý II so với quý I tăng 6,3% tương ứng với tăng 705 triệu đồng + Chi phí ăn uống của Quý II so với Quý I tăng 8,7% tương ứng với tăng 766 triệu đồng + Chi phí dịch vụ bổ sung của Quý II so với Quý I tăng 2,5% tương ứng với tăng 74 triệu đồng
Cùng với tốc độ tăng của doanh thu trong quý III/2015 nên kéo theo sự gia tăng của chi phí sử dụng do lượng khách đến nhiều hơn trong mùa cao điểm kèm theo đó phải chi mua các vật dụng đặt trong phòng, đầu tư hơn về cơ sở vật chất, cùng với lượng khách tới nhiều nên việc ăn uống của khách cũng tăng lên vì thế chi phí mua nguyên vật liệu các món ăn cũng tăng lên, và thuê thêm đội ngũ nhân viên để đảm bảo đủ mức chất lượng phục vụ tốt cho khách trong thời gian lưu trú nên làm cho chi phí Quý III/2015 tăng lên một lượng so với Quý II/2015 là 12.81% tương đương với số tiền là 3139 triệu đồng. Trong đó:
+Chi phí lưu trú của Quý III so với Quý II tăng 4.26 % tương ứng với tăng 506 triệu đồng +Chi phí ăn uống của Quý III so với Quý II tăng 15.01 % tương ứng với tăng 1440 triệu đồng
+Chi phí của dịch vụ bổ sung tăng 39.14 % tương ứng với tăng 1193 triệu đồng vì sang quý III khách tiêu dùng nhiều dịch vụ bổ sung nên chi phí cho dịch vụ bổ sung tăng trong quý này khá cao.
Đến Quý IV/2015 chi phí đã giảm theo doanh thu cụ thể là giảm 18.96 % so với Quý III tương đương với số tiền là 5240 triệu đồng. Trong đó:
+Chi phí lưu trú của Quý IV so với Quý III giảm 12.14 % tương ứng với giảm1501 triệu đồng
+Chi phí ăn uống của Quý IV so với Quý III giảm 21.38 % tương ứng với giảm 2359 triệu đồng
-Cơ cấu chi phí: Qua bảng trên ta có thể thấy cơ cấu chi phí của dịch vụ lưu trú vẫn chiếm tỉ trọng lớn nhất Quý I 48,6%, Quý II 48.41 %, Quý III 44.75 %, Quý IV 48.51 %. vì khách sạn đầu tư nhiều các trang thiết bị, cơ sở vật chất cho các phòng lưu trú để đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng phòng ngủ cho khách trong thời gian lưu trú của khách. Tiếp theo là cơ cấu chi phí của bộ phận ăn uống lần lượt theo các quý là 38,44%, 39.15 %, 39.91 %, 38.72 %.Chi phí ăn uống tương đối ổn định cho 3 quý đặc biệt ở quý IV khách lưu trú ít nhưng chi phí lại cao chứng tỏ khách sạn đang tập trung đầu tư hơn cho dịch vụ ăn uống để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch. Và cuối cùng là cơ cấu chi phí dịch vụ bổ sung với 12,95%, 12.44%, 15.34%, 12.77%. Qua bảng trên ta thấy được sự đầu tư phần lớn chi phí của khách sạn chủ yếu cho hai dịch vụ lưu trú và ăn uống. Xem xét lại về mặt doanh thu ta cũng rút ra kết luận rằng doanh thu tăng lên thì chi phí cũng có sự tăng lên nhất định và tốc độ tăng doanh thu cũng lớn hơn tốc độ tăng chi phí, ngoại trừ dịch vụ bổ sung vì khách sạn đang tập trung bỏ ra chi phí để phát triển cho dịch vụ này, điều này cho thấy khách sạn có sự kiểm soát tốt về mặt chi phí.
Về lợi nhuận:
Vào Quý II/2015 lợi nhuận khách sạn tăng 7,4% so với quý I tương ứng với tăng 965 triệu đồng. Trong đó:
+ Lợi nhuận lưu trú của Quý II so với Quý I tăng 6,2% tương ứng với tăng 396 triệu đồng.
+ Lợi nhuận ăn uống của Quý II so với Quý I tăng 4,5% tương ứng với tăng 236 triệu đồng
+ Lợi nhuận dịch vụ bổ sung của Quý II so với Quý I cũng tăng lên khá cao là tăng đến 21,9% tương ứng với tăng 333 triệu đồng. Như vậy ta thấy trong Quý II khách sạn đã kinh doanh tốt và hiệu quả hơn về dịch vụ bổ sung nên tốc độ tăng lợi nhuận về loại hình dịch vụ này của quý II tăng khá cao so với quý I
Qua Quý III/2015 lợi nhuận khách sạn tăng 21% tương ứng với tăng 2953 triệu đồng so với quý II/2015. Trong đó:
+Lợi nhuận lưu trú của Quý III so với Quý II tăng 13.73 % tương ứng với tăng 928 triệu đồng
+Lợi nhuận ăn uống của Quý III so với Quý II tăng 31.07 % tương ứng với tăng 1692 triệu đồng. Như vậy ta thấy trong quý III vừa rồi khách hàng đã sử dụng dịch vụ ăn uống khá cao kèm theo chi phí bỏ ra cho dịch vụ ăn uống cũng khá hợp lý nên làm cho lợi nhuận về dịch vụ ăn uống trong quý III tăng cao hơn trong quý II
+Lợi nhuận của dịch vụ bổ sung ở Quý III so với Quý II tăng 17.93 % tương ứng với tăng 335 triệu đồng
Đến quý IV vì số lượng khách đến ít hơn vào mùa thấp điểm nên lợi nhuận của quý IV giảm 23.11 % tương ứng giảm 3932 triệu đồng so với quý III. Trong đó:
+Lợi nhuận lưu trú của Quý IV so với Quý III giảm 19.48 % tương ứng với giảm 1497 triệu đồng
+Lợi nhuận ăn uống của Quý IV so với Quý III giảm 26.88 % tương ứng với giảm 1918 triệu đồng
+Lợi nhuận của dịch vụ bổ sung của Quý IVgiảm 23.61 % so với Quý III tương ứng với giảm 517 triệu đồng
Về cơ cấu lợi nhuận, ta thấy lợi nhuận của dịch vụ lưu trú vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận khách sạn khi lợi nhuận lưu trú của từng quý lần lượt là 48,58%, 48,06%, 45,17%, 47,3%. Theo sau là lợi nhuận từ dịch vụ ăn uống đóng góp vào tổng lợi nhuận khách sạn cao thứ hai 39,78%, 38,73%, 41,95%, 39,9% còn lợi nhuận từ dịch vụ bổ sung chiếm tỉ trọng thấp nhất trong tổng lợi nhuận khách sạn 11,64%, 13,21%, 12,88%, 12,78%. Như vậy, ta có thể thấy đóng góp quan trọng vào tổng lợi nhuận của khách sạn là lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống khi hai dịch vụ này chiếm tỉ trọng cao. Do đó, khách sạn cần phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng của dịch vụ bổ sung để góp phần lớn hơn vào cơ cấu lợi nhuận trong tổng lợi nhuận của khách sạn.