2.3.2.1. Chậm tiến độ thực hiện đấu thầu, gây ảnh hưởng tới thời
gian thực hiện hợp đồng
Đối với hầu hết các gói thầu quốc tế của TCT, các nhà thầu tham gia đấu thầu đều rất tôn trọng bên mời thầu, tuân theo đầy đủ các quy định, yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và các nhà thầu đã trúng thầu đều nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết của mình trong hợp đồng đã ký. Nhưng nhiều khi chính bên mời thầu lại chậm tiến độ thực hiện đấu thầu. Đơn vị chủ trì tiến hành hoạt động đấu thầu, đôi khi tập trung mua sắm hàng hóa vào cuối năm nên dẫn đến dồn dập, nên nhiều khi không kịp tiến độ hợp đồng.
2.3.2.2. Hiệu quả đám phán ký kết hợp đồng trực tiếp thấp, đặc
biệt là nhà thầu chỉ định.
Khi tiến hành đàm phán, thương thảo hợp đồng, ký kết hợp đồng, hai bên: Nhà thầu trúng thầu và bên mời thầu cùng gặp gỡ, trao đổi trực tiếp để thống nhất với nhau về các điều khoản hợp đồng như các điều khoản về kinh tế, kỹ thuật… Khi gặp gỡ trực tiếp, các bên phải giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung thường là tiếng anh. Hầu hết các chuyên gia chấm thầu nhất là cán bộ kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ chưa thực sự tốt, đặc biệt trong giao tiếp. Đối với cán bộ kỹ thuật, họ rất giỏi chuyên môn, họ chó thể suy luận thông qua việc đọc bản vẽ kỹ thuật hoặc các thông số kỹ thuật, nhưng đọc về phần thuyết minh biện pháp thi công, tổ chức công trường thì đôi khi khá vất vả.
Trong các gói thầu lớn, đặc biệt là các gói thầu mua sắm phần mềm, phần cứng kỹ thuật chuyên dụng, TCT thường thuê thêm chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ tổ chuyên gia đấu thầu chính thức. Các chuyên gia này khi nói về lĩnh vực của mình bằng Tiếng Anh, họ rất am hiểu và rất thông thạo, nhưng có điều khi
nói sang vấn đề ngoài lĩnh vực chuyên môn thi rất khó diễn đạt ý của bên mời thầu cho nhà thầu nước ngoài hiểu và ngược lại.
2.3.2.3. Xem nhẹ công tác kiểm tra tư cách nhà thầu
Hiện nay, các nhà thầu trúng thầu cung cấp các gói thầu quốc tế về mua sắm thiết bị của TCT đều rất nghiêm túc trong việc thực hiện hợp đồng ký kết và không xảy ra điều gì đáng tiếc do không đủ năng lực thực hiện hợp đồng. Để bảo đảm chắc chắn năng lực thực hiện hợp đồng của các nhà thầu trúng thầu, TCT cũng rất cần thực hiện công tác kiểm tra tư cách nhà thầu một cách cẩn trọng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra tư cách nhà thầu của TCT vẫn chưa được coi trọng. Trong hồ sơ mời thầu TCT có đưa ra những yêu cầu về năng lực của nhà thầu về kinh nghiệm, năng lực tài chính và trong hồ sơ dự thầu của các nhà thầu phải có những văn bản để chứng minh các vấn đề này.
Đối với đấu thầu rộng rãi, chủ yếu trong lĩnh vực các nhà thầu quốc tế tham gia qua các gói thầu cũng sự góp mặt thường xuyên của một số nhà thầu nước ngoài.
Đối với đấu thầu hạn chế, các nhà thầu được mời tham gia là các nhà thầu đã từng cung cấp những sản phẩm tương tự, hoặc đã tham gia đấu thầu những sản phẩm tương tự ở Việt Nam.
Xét về vấn đề tài chính chẳng hạn, năng lực các nhà thầu được chứng minh bằng các bảng báo cáo tài chính được cơ quan kiểm toán xác nhận. Nhưng trên thực tế cơ quan kiểm toán đó như thế nào, có đủ độ tin cậy hay không thi TCT vẫn hcuwa có biện pháp kiểm tra và tiến hành kiểm tra.
Xét về năng lực kinh nghiệm, các nhà thầu phải cung cấp các loại giấy tờ để chứng minh các công trình, dự án có sử dụng các hàng hóa thiết bị tương tự mà nhà thầu đó cung cấp. Có những tài liệu nghiệm thu cho các công trình tương tự
họ đã tham gia, nhưng về mức độ tin cậy của các văn bản nghiệm thu và tài liệu đó như thế nào thì TCT chưa có biện pháp để kiểm tra.
Các nhà thầu đã quen biết và tin tưởng thì tình hình tài chính của họ cũng có những thay đổi qua các năm theo thời gian nên cũng cần thiết phải kiểm tra độ tin cậy.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại
2.3.3.1. Hạn chế về trình độ ngoại ngữ của nhân sự chấm thầu
quốc tế
Hạn chế trong thương thảo ký kết hợp đồng trực tiếp đầu tiên là do trình độ ngoại ngữ của các chuyên gia đấu thầu về lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, chuyên gia đàm phán ký kết hợp đồng còn hạn chế.
Hầu hết các cán bộ nhất là cán bộ kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ chưa thực sự tốt, đặc biệt trong giao tiếp. Thậm chí đôi lúc khó khăn trong tổ chức công trường.
Các chuyên gia phiên dịch được thuê ngoài khi nói về lĩnh vực của mình, họ rất am hiểu và rất thông thạo, nhưng có điều khi nói sang vấn đề ngoài lĩnh vực thì rất khó diễn đạt cho nhà thầu nước ngoài hiểu.
2.3.3.2. Chưa bố trí đầy đủ nhân sự có năng lực đàm phán và
chưa xác định các ngưỡng có thể chấp nhận được khi đàm phán ký kết
hợp đồng.
Trong quá trình đám phán, thương thảo ký kết hợp đồng TCT chịu lép vế với nhà thầu chỉ định, TCT mặc dù đã bảo đảm về cơ bản nội dung trong hồ sơ chào hàng, nhưng thời gian để nhà thầu cung cấp đầy đủ hồ sơ dự thầu, thời gian thương thảo hợp đồng là quá lâu.
Trong mỗi cuộc đàm phán, thương thảo hợp đồng, TCT chưa chủ động nhắc nhở, đúc thúc nhà thầu về thời gian đàm phán, tôn trọng nội dung của hồ sơ mời thầu, đồng thời chưa chuẩn bị sẵn các ngưỡng có thể chấp nhận được để làm cơ sở đàm phán và đề nghị nhà thầu theo hướng các ngưỡng mà TCT đã xác định. Hơn nữa các gói thầu đôi khi đòi hỏi sự hiểu biết sâu về nội dung thực hiện, nhưng cán bộ làm thầu vẫn chưa kịp tìm hiểu về nội dung thực hiện gói thầu do đó việc chuẩn bị còn nhiều vấn về lúng túng chưa được xử lý. Vì số lượng cán bộ có kinh nghiệm làm thầu ít nên việc cắt cử nhân viên thực hiện các gói thầu chưa được phù hợp. Nên trong đàm phán đôi khi bị các bên nhà thầu ép hoặc đưa ra các điều kiện có lợi hơn.
2.3.3.3. Chưa cập nhật được thông tin về công nghệ
Với sự tiến bộ của công nghệ trên thế giới, nếu không cập nhật thông tin về công nghệ sẽ dẫn đến hiểu biết về công nghệ của các nhà chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực đó bị tụt hậu
Do trình độ công nghệ của Việt Nam chưa cao, thiếu thông tin, trình độ tiếng anh của các cán bộ kỹ thuật không khá, vì vậy những kiến thức về công nghệ chưa có điều kiện để tiếp xúc, vì vậy việc cập nhập công nghệ tiên tiến liên quan đến hàng hóa đấu thầu của cán bộ kỹ thuật còn hạn chế và chưa theo kịp với sự tiến bộ của công nghệ tiến tiến trên thế giới.
Bất cập này cũng một phần xuất phát từ cơ chế. Có nghĩa là việc mua sắm đầu tư công nghệ cho cán bộ hay cho các phòng ban phải qua rất nhiều cấp phê duyệt và ra quyết định nên sẽ dẫn đến phức tạp rườm rà. Vì thế nên sẽ làm giảm tính chủ động cập nhật công nghệ hay các phần mềm của các cán bộ công nhân viên trong Tổng Công Ty.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG
TÁC ĐẤU THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA Ở PVEP.
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
3.1.1. Cơ hội
Cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ, thực hiện chiến lược phát triển toàn diện của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam để trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh hoạt động đa ngành trong nước và quốc tế, công tác hoạt động quốc tế trong giai đoạn hiện nay cần phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh việc tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài ở trong nước, cần chủ động mở rộng ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, nhất là chúng ta phải đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước trong khi toàn thế giới đang khát dầu lửa như một nguồn nguyên nhiên liệu chưa thể thay thế của các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển với nhịp độ cao như Trung Quốc, Ấn Độ. Do đó khi việt nam gia nhập WTO, các ngành kinh tế của VIệt Nam có cơ hội và điều kiện hội nhập quốc tế cao hơn, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam đã xâm nhập vào nhiều thị trường, nhiều công ty VIệt Nam vươn ra thế giới, đồng thời thêm nhiều nước, nhiều công ty nước ngoài ở các lĩnh vực kinh tế khác nhau cũng đã đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác làm ăn nhiều hơn, dầu khí cũng không phải là ngoại lệ.
thể thấy có nhiều công ty mang đến với tập đoàn dầu khí quốc gia VN các dự án rất đa dạng như trong lĩnh vực chế biến dầu khí, đóng tầu, xây cảng, dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành hoặc không chuyên ngành dầu khí, bất động sản, điện lực, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và các dự án đào tạo sinh viên đại học, an toàn môi trường, vui chơi giải trí và chữa bệnh. Mặt khác dầu khí là ngành kinh tế mang tính quốc tế cao. Trong bối cảnh toàn cầu hoá các nền kinh tế, Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO, tham gia và có vai trò ngày càng tích cực trong các tổ chức chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực, công tác hợp tác quốc tế của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam tuy còn gặp không ít thách thức nhưng có nhiều thuận lợi, do đó ngày càng được tiếp tục được tăng cường, mở rộng, góp phần tich cực vào sự phát triển của tập đoàn. Không những vậy mà sự hội nhập quốc tế còn mang lại nhiều cơ hội lớn cho ngành dầu khí Việt Nam nói chung và Tập Đoàn dầu khí nói riêng. Đó là cơ hội mà chúng ta cần phải chớp lấy và lắm bắt lấy nó.
Bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế bắt đầu mở cửa, dầu khí Việt Nam có một sức hút lơn đối với các công ty dầu khí đa quốc gia có tên tuổi đã vào Việt Nam: Shell, Mobil, Total, BP.. Điều này đã mang đến hàng loạt hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí đã được ký cho các lô trải dài từ Bắc vào Nam, các hợp đồng hợp tác quốc tế chủ yếu xoay quanh các hợp đồng dầu khí đã ký ngoại trừ một số công ty quan tâm đến nhà máy lọc dầu đầu tiên sẽ được xây dựng ở Việt Nam. Chúng ta cũng có thể tranh thủ được vốn và công nghệ của các Tập đoàn lớn này. Do vậy, trong giai đoạn này quốc hội đã thông qua luật dầu khí(6.7.1993) và thông qua luật dầu khí sửa đổi tháng 6/2000. Chính phủ cũng đã ban hành nghị định hướng dẫn chi tiết thi hành luật. Luật dầu khí đã có tác dụng quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực dầu khí, góp phần đẩy nhanh nhịp độ tìm kiếm thăm dò dầu khí, gia tăng trữ lượng, phát hiện ra nhiều mỏ mới, tạo tiền đề vững chắc cho việc khai thác dầu khí ổn định cho các năm sau, tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời mở ra hướng phát triển cho hàng loạt lĩnh vực công nghiệp dịch vụ.
Đến thời điểm này, dầu khí Việt Nam không chỉ mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm cơ hội làm ăn ở VN, mà đã chủ động vươn ra thế giới. Mặc dù tiềm lực kinh tế, kỹ thuật còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều, cơ chế còn nhiều điều cần phải bàn nhưng Tập Đoàn dầu khí đã hoạt động một cách tích cực trong khu vực và có mặt ở nhiều điểm trên bản đồ thế giới. Ở khu vực, chúng ta đã có các hợp đồng tìm kiếm thăm dò dầu khí ở Malaysia, Inđônesia, sẽ có ở Lào, Mianma, đã có thoả thuận nghiên cứu chung ba bên với trung quốc và philipines, sẽ có các thoả thuận hợp tác về khi với Inđônêsia, Thái lan. Ở châu phi, chúng ta đã có hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ở Algeria, Madagasca, sẽ có ở Cameroon, Tunisia, Nigeria… Ở Châu Mỹ, chúng ta đã có hợp đồng thăm dò khai thác ở Cu Ba, Peru, sẽ có ở các nước khác như Venezuala, Ecuador,.. ở Trung Đông và Trung Á chúng ta đang có hợp đồng ở Iraq và chắc rằng sẽ có ở Kazaztan, Azecbaizan. Bên cạnh các hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, hợp tác quốc tế của tập đoàn dầu khí quốc gia VN trong các lĩnh vực khác đã có các tín hiệu khả quan. Chúng ta đã có các hợp đồng kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu ở nước ngoài, chúng ta đã có các biên bản ghi nhở về cung ứng nhân lực, về xây dựng nhà máy điện, nhà máy đạm của Petrovietnam ở nước ngoài và mang sản phẩm về đáp ứng nhu cầu trong nước. Hơn nữa việc mở rộng và
có điều kiện được học hỏi, trao đổi với công nghệ nước ngoài, với các chuyên gia trong ngành dầu khí. Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ làm việc ở các hợp đồng thăm dò khai thác ở nước ngoài.
Cơ hội là vậy, xong đòi hỏi chúng ta lắm bắt nó như thế nào mới là điều quan trọng. Hơn nữa để lắm bắt được cơ hội này thì đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều ban ngành chức năng, nhiều khâu, nhiều ngành sản xuất…Trước những đòi hỏi đó, thì Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã, đang và sẽ không ngứng tham gia sâu vào quá trình hội nhập để nâng tầm cao mới cả trong nước và thị trường thế giới.
3.1.2. Thách thức
Cơ hội thì luôn đi liền với thách thức, do đó khi gia nhập vào nền kinh tế quốc tế chắc chắn chúng ta cũng gặp phải không ít những thách thức cho mình. Cụ thể những thách thức được kể đến là:
Chúng ta tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong khi cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành dầu khí còn ở trình độ phát triển không đồng bộ, chênh lệch nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể chúng ta hiện mới chỉ xây dựng các giàn khoan khai thác chủ yếu là ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam. Mà chưa có sự phát triển đồng bộ ở các khu vực phát hiện dầu mỏ trong cả nước.
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành còn rất yếu, sản phẩm chất lượng chưa cao, năng suất lao động còn thấp trong khi phải cạnh tranh với các đối thủ mạnh, già dặn hơn và mạnh hơn trên mọi phương diện về năng lực tài chính, trình độ công nghệ - kĩ thuật, kĩ năng quản lí. Vì sự hạn chế này mà chúng ta chưa thể tự điều hành được các dự án thăm dò khai thác dầu mỏ lớn và có quy mô. Và vẫn phải có sự liên doanh liên kết giúp đỡ của các công ty nước ngoài.
Hệ thống luật pháp chính sách của chúng ta còn thiếu và chưa hoàn chỉnh đang trong quá trình vừa làm vừa sửa chữa. Thực tế chúng ta mới chỉ có luật dầu khí 6/2000 đã sửa chữa là luật chuyên ngành duy nhất. Trong khi đó quá trình tham gia đàm phán kí kết các hợp đồng dầu khí thì có nhiều vấn đề nảy sinh phức tạp mà vẫn chưa có luật riêng để áp dụng. Đó cũng là một thách thức lớn.
Cán bộ của ta còn yếu về trình độ ngoại ngữ và luật pháp quốc tế. Vì thế Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc đấu thầu quốc tế các dự án thăm dò và khai