Hình thức và phương thức thực hiện đấu thầu

Một phần của tài liệu Luận văn:HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ pdf (Trang 80 - 82)

Do hoạt động thăm dò, khai thác Dầu khí cũng ngày càng lớn hơn, quy mô hơn nên đòi hỏi các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác nói riêng và các hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT nói chung cũng phát triển theo. Phòng Thương Mại Đấu thầu của TCT chịu trách nhiệm chủ yếu để tổ chức các hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa. Tất cả các hoạt động liên quan trực tiếp hay gian tiếp đến việc mua sắm hàng hóa của TCT đều thuộc nhiệm vụ, chức năng của Phòng.

Bảng 2.5: Cơ cấu số lượng các gói thầu đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa của PVEP theo hình thức và phương thức đấu thầu quốc tế.

(Nguồn: Ban kế hoạch )

STT Hình thức và phương thức đấu thầu Năm 2005 2006 2007 2008 Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

1 Đấu thầu rộng rãi 0 0.00% 1 3.13% 0 0.00% 2 3.70%

2 Đấu thầu hạn chế 15 50.00% 14 43.75% 92 43.60% 0 0.00% 3 Chỉ định thầu 11 36.67% 10 31.25% 24 11.37% 16 29.63% 4 Chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp 4 13.33% 5 15.63% 94 44.55% 32 59.26% 5 Hình thức khác 0 0.00% 2 6.25% 1 0.47% 4 7.41% Tổng số gói thầu 30 32 211 54

Năm thực hiện được nhiều gói thầu mua sắm hàng hóa nhất là năm 2007 với 211 gói thầu. Một con số thể hiện nhu cầu mua sắm trong năm 2007 là rất lớn. Vì đây là năm TCT chuyển đổi mô hình quản lý sang mô hình tập đoàn và sát nhập với công ty đầu tư tài chính dầu khí. Nên nhu cầu mua sắm tăng theo để phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh đã có quy mô và hình thức lớn hơn. Nếu so sánh năm 2007 so với năm 2006, 2005 thì số lượng gói thầu tăng gấp gần 7 lần. Sự tăng trưởng này là do nhu cầu mua sắm hàng hóa không chỉ vì sự sát nhập của TCT với công ty đầu tư tài chính dầu khí mà còn do đây cũng là một năm sau khi chúng ta gia nhập WTO thì hàng hóa có chất lượng và công nghệ tốt nhất phục vụ cho ngành dầu khí nói riêng cũng xâm nhập vào thị trường Việt Nam rất đa dạng, phong phú. Nó đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của TCT và đạt được tính công nghệ cao. Với sự tăng trưởng này cũng cho thấy TCT đã đầu tư rất lớn về trang thiết bị, công nghệ …phục vụ cho hoạt động của mình. Sự đầu tư này là phù hợp và cần thiết. Vì trong trong tương lai dầu khí sẽ là một ngành đem lại nguồn lợi rất lớn mà không một ngành nào có thể mang lại được cho chính phủ. TCT cũng luôn được sự ủng hộ, giám sát của Tập Đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc tổ chức mua sắm hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, buộc TCT luôn phải giải trình và tuân thủ các quy định về phân cấp, thẩm quyền ra quyết định cho việc mua sắm hàng hóa. Còn trong năm 2008, thì số lượng gói thầu đã giảm đáng kể so với năm 2007 chỉ còn là 54 gói, giảm so với năm 2007 gần 70 %. Đây là điều cũng dễ hiểu, vì đầu tư mua sắm hàng hóa là trang thiết bị tập trung lớn vào năm 2007, nên đến năm 2008 thì nhu cầu giảm. Hơn nữa năm 2008 là năm mà tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước có rất nhiều biến đổi. Cụ thể như hàng loạt các ngân hàng ở Mỹ bị phá sản, dẫn đến tình hình tài chính thế giới khủng hoảng, suy thoái, giá dầu leo thang kỉ lục…

Tất cả những biến động đó ảnh hưởng lớn đến việc giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nên các nguồn vốn đầu tư của Tập Đoàn Dầu Khí nói chung và TCT nói riêng cũng giảm đáng kể. Dẫn đến việc đầu tư cho mua sắm hàng hóa trang thiết bị cũng bị ảnh hưởng. Song năm 2008 vẫn là một năm đầy thành công của TCT vì tuy đầu tư có giảm nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh, thăm dò khai thác dầu khí cả trong và ngoài nước vẫn phát triển rất mạnh mẽ và mang lại lợi ích lớn cho ngân sách nhà nước.

Đối với đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa ở TCT thì hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu là hai hình thức được lựa chọn để thực hiện việc mua sắm. Vì cũng do tính chất của ngành dầu khí là ngành mà đòi hỏi yêu cầu về hàng hóa phải là công nghệ và thiết bị hiện đại đáp ứng tốt về chất lượng và kĩ thuật, hơn nữa cũng phải là nhà thầu có năng lượng và kinh nghiệm nhất định, do đó hình thức đấu thầu rộng rãi không được sử dụng nhiều. Mà khả năng của các nhà thầu trong nước đáp ứng được là rất ít. Vì vậy, TCT luôn sử dụng hai hình thức đấu thầu trên là phổ biến. Hai hình thức này thường chiếm từ 30 – 50% trong tổng số cơ cấu các hình thức tổ chức đấu thầu. Bên cạnh đó thì hình thức được sử dụng thêm với một số gói thầu là chào hàng cạnh tranh và mua sắm trực tiếp. Hình thức này mới được sử dụng nhiều trong năm 2008, vì với nội dung của một số gói thầu liên quan đến việc mua sắm đơn giản là thiết bị văn phòng phẩm, thiết bị tin học khi sử dụng hình thức này sẽ mang lại được nhiều lợi ích và nhiều tiện lợi. Tất cả các hình thức tổ chức đấu thầu của TCT luôn được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật đấu thầu trong nước và quốc tế, cũng như làm theo những hướng dẫn cụ thể của các văn bản pháp luật đó.

Một phần của tài liệu Luận văn:HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ pdf (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)