Đặc điểm về ngành nghề và sản phẩm kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn:HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ pdf (Trang 52)

 Kiểm soát, nghiên cứu đánh giá tiềm năng triển vọng dầu khí các khu vực mà TCT quan tâm và các khu vực được tập đoàn dầu khí giao thực hiện.

 Tìm kiếm thăm dò dầu khí tại các khu vực theo Hợp Đồng dầu khí các dự án được tập đoàn giao thực hiện, bao gồm các hoạt động kiểm sát địa chất, địa vật lý, khoan tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và phân tích, minh giải, đánh giá trữ lượng và khả năng thương mại của phát hiện dầu khí.

 Tham gia thực hiện đầu tư các dự án liên quan nhằm tăng hiệu quả công tác phát triển khai thác dầu khí.

 Kiểm soát kinh tế, thiết kế xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các công trình thăm dò, khai thác dầu khí.

 Xuất nhập khẩu dầu thô thuộc quyền định đoạt của TCT trong các dự án khai thác dầu khí, các hợp đồng dầu khí.

 Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, tài liệu, mẫu vật phục vụ các dự án thăm dò khai thác dầu khí.

Ở trong nước, PVEP có hoạt động thăm dò khai thác ở các bể trầm tích gồm:

 Bể trầm tích Sông Hồng

 Bể trầm tích Cửu Long

 Bể trầm tích Nam Côn Sơn

 Bể trầm tích Malay Thổ Chu

 Bể trầm tích Trường Sa

Ở nước ngoài, PVEP đang có dự án ở 13 nước trong đó:

 Khu vức Châu Á – Thái Bình Dương bao gồm các nước Malaisia, Indonesia, Lao, Myanmar.

 Khu vực Châu Phi bao gồm các nước Tunisia, Algeria, Cameroon, Madagasca, Công.

 Khu vực Trung Đông bao gồm Iraq, Iran.

 Khu vực Ca – ri – bê và Nam Mỹ bao gồm Peru, Venezuela, Cuba.

 Khu vực Bắc Á và các nước SNG có Mông Cổ.

2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của PVEP

2.1.3.1. Báo cáo về tình hình khai thác sản phẩm dầu và khí trong thời

thời qua

Do tính chất sản phẩm dầu và khí là khai thác chứ không do sản xuất nên trước khi khai thác thì phải tiến hành thẩm định và thăm dò. Tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của TCT phụ thuộc vào việc khai thác các sản phẩm dầu và khí. Cần phải coi trọng công tác này trong sản xuất. Vì vậy báo cáo về các sản phẩm khai thác trên đã được thông kê qua các năm như sau:

0 1 2 3 4 5 6 7 8 Triệu tấn 2005 2006 2007 2008 Năm Dầu thô

Hình 2.2: Biểu đồ khai thác dầu thô qua các năm

(Nguồn: Ban tìm kiếm thăm dò)

PVEP đã hoàn thành kế hoạch đưa 05 mỏ mới ở trong nước vào khai thác trong năm 2008, nhưng do các nguyên nhân khách quan như thời tiết bất thường ảnh hưởng đến tiến độ xây dựn và lắp đặt công trình biển, thị trường cung cấp dịch vụ phát triển mỏ quá tải…. cho nên đã có 04/05 mỏ khai thác chậm so với kế hoạch. Sản lượng khai thác của hầu hết các năm đều chưa hoàn thành so với kế hoạch đều do ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan trên. Mặc dù đều không hoàn thành so với kế hoạch nhưng sản lượng khai thác đều tăng qua các năm và tăng rất đồng đều. Ngoài các nguyên nhân khách quan trên thì sản lượng khai thác thấp hơn kế hoạch còn do một số nguyên nhân sau:

o Chậm đưa mỏ dầu khí vào khai thác như nêu trên

o Tình hình khai thác thực tế tại một số mỏ có nhiều diễn biến bất thường và không ổn định.

Công tác khai thác khí:

Bảng 2.1: Kết quả khai thác khí các năm Đơn vị: Triệu m3 Năm Kế hoạch Khai thác KT/KH(%) 2005 3962 4236 106,9% 2006 4536 4956 109,2% 2007 5679 5816 102,4% 2008 6696 6583 98,3%

(Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008)

Việc khai thác khí năm 2008 không đạt được kế hoạch cũng do một số nguyên nhân khách quan đã nêu trên. Song qua các năm thì sản lượng khai thác khí đều tăng và hoàn thành kế hoạch, riêng năm 2008 thì chưa đạt được kế hoạch đề ra. Tập thể công nhân và cán bộ lao động luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của kế hoạch khai thác để từ đó đạt được kết quả như vậy.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2005 2006 2007 2008 Năm T ri u m 3 Khai thác Kế hoạch

Hình 2.3: Biểu đồ thực hiện việc khai thác khí.

2.1.3.2. Tình hình hoạt động thăm dò

Có thể thấy được vai trò của hoạt động thăm dò là khá quan trọng. Đây được coi là khâu đầu tiên trong quá trình tiến hành khai thác. Do vậy tính chất quan trọng của nó là không thể phủ nhân. Việc đầu tư cho hoạt động này càng đòi hỏi lớn và cần thiết. Kết quả của hoạt động thăm dò cũng quyết định đến việc làm ăn kinh doanh và lợi nhuận của TCT. Các báo cáo về công tác này được thông kê qua bảng số liệu sau:

Bảng 2. 2: Khối lượng công tác thăm dò thẩm định

Năm

Thu nổ địa chấn Khoan thăm dò thẩm lượng

Km 2D Km2 3D Thực hiện(giếng) Thẩm lượng ( giếng) 2005 1269 703 19 15 2006 1956 950 22 16 2007 2981,7 1340 25 14 2008 38862 6815 20 17

(Nguồn: Ban thăm dò và khai thác)

Đánh giá: Khối lượng công tác thăm dò thẩm định năm 2008 là rất lớn và cho kết quả khả quan với tỷ lệ thăm dò thẩm lượng đạt thành công khoảng 37%( theo báo cáo năm 2008). Thăm dò thẩm định không ngừng tăng cao qua các năm. Tổng Công ty sẽ tiếp tục đầu tư để không ngừng nâng cao cả về chất lượng và số lượng của công tác này.

PVEP có doanh thu thu được chủ yếu là từ dầu thô và khí thiên nhiên. Để biết chi tiết về kết quả doanh thu của các sản phẩm trên thì chúng ta có thể xem qua các phần phụ lục ở bảng ………..

Bảng 2.3 : Kết quả doanh thu các năm

Đơn vị: tỷ VNĐ

(Nguồn: Ban kế toán tài chính)

Từ bảng số liệu có thể thấy Doanh thu qua các năm đều vượt kế hoạch một cách xuất sắc. Đặc biệt năm 2008 là năm mà doanh thu vượt kế hoạch một cách đột biến. Ta có thể phân tích thông qua biểu đồ so sánh kế hoạch và việc thực hiện. Mặc dù cuối năm 2008 ảnh hưởng của suy thoái nền kinh tế trên thế giới xong doanh thu năm 2008 tăng đột biên là do một số nguyên nhân như sau:

 Giá dầu cao mức kỷ lục có lúc lên tới 140 USD/ thùng

 Các mỏ được khai thác với hệ thống giàn khoan hiện đại, và có nhiều mỏ mới được đưa vào khai thác.

 Liên kết chặt chẽ với các đối tác trong việc khai thác ở các lô ở nước ngoài.

Có thể khẳng định rằng tốc độ tăng doanh thu là rất nhanh. Doanh thu hàng năm đều tăng và tăng trưởng đồng đều, riêng năm 2008 tăng đột biến tăng 37% so năm 2007. Trung bình tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt từ 20 – 30 %.

Năm Kế hoạch Thực hiện TH/KH

2005 12356 14462 117%

2006 15103 16890 111%

2007 18836.45 22386 118%

Với tốc độ tăng trưởng doanh thu như vậy, thì trong báo cáo tổng kết của doanh nghiệp năm 2008 trên mạng Dân Trí, Tập đoàn dầu khí Việt Nam được coi là 1 trong 2 Tập đoàn làm ăn hiệu quả nhất năm 2008. Đó là thành tựu mà PVEP cũng được coi là đóng góp vào đó cho Tập đoàn dầu khí quốc gia. Tiến độ tăng trưởng như vậy thì trong năm 2009 ngành dầu khí vẫn được coi là ngành tiếp tục phát triển và có nhu cầu lao động lớn cho dù nền kinh tế của đất nước có bị ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế trên thế giới tác động mạnh mẽ đến Việt Nam.

2.1.3.4. Tình hình gia tăng trữ lượng dầu khí qua các năm

Gia tăng trữ lượng dầu khí là công tác mà có tính quyết định đến sự phát triển bền vững của TCT. Vì tính chất quyết định này mà hàng năm công tác năm luôn được đánh giá có vai trò quan trọng và đòi hỏi phải quan tâm để có kế hoạch gia tăng trữ lượng một cách hợp lí mà hiệu quả. Việc thực hiện gia tăng trữ lượng hợp lí sẽ không làm ảnh hưởng đến tình hình khai thác cũng như kế hoạch khai thác là rất khó. Do vậy hàng năm phải đặt ra mục tiêu cho kế hoạch gia tăng trữ lượng.

Bảng 2.4: Gia tăng trữ lượng dầu khí

Đơn vị: triệu m3

(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên năm 2005- 2008)

Năm Trongnước Ngoàinước Tổng

2005 30,5 3,8 34,3 2006 36,4 4,5 40,9 2007 42,6 5,2 47,8 2008 96,1 22,2 118,3

Qua bảng số liệu có thể thấy được là công tác gia tăng trữ lượng ở nước ngoài còn thấp hơn nhiều lần so với ở trong nước. Nguyên nhân của việc này là : thiếu vốn đầu tư ra nước ngoài, do chính sách của nước sở tại ảnh hưởng đến trữ lượng khai thác, hơn thế nữa do cuộc khủng hoảng năng lượng trong năm 2008 đã khiến cho việc phải cắt giảm trữ lượng của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. 0 20 40 60 80 100 120 Triệu tấn 2005 2006 2007 2008 Năm Nước ngoài Trong nước 3.8 4.5 5.2 22.2 30.5 36.4 42.6 96.1

Hình 2.4: Biểu đồ so sánh gia tăng trữ lượng trong nước và nước ngoài.

(Nguồn: Ban phát triển khai thác)

Vì sự chênh lệch gia tăng trong nước và nước ngoài là khá lớn đặc biệt là năm 2008 do vậy buộc TCT phải có kế hoạch sao cho phù hợp. Và đã tiến hành phát triển nhiều dự án mới ở nhiều nước khác ví dụ như Nga….Mặc dù như vậy xong có thể thấy được trữ lượng năm 2008 tăng cao so với các năm gấp hơn 2 lần so với các năm về trước. Lo sợ trước cuộc khủng hoảng năng lượng diễn ra trên toàn cầu nên TCT đã phải gia tăng trữ lượng dầu khí cao nhiều lần so với các năm. Vì vậy chúng ta càng hiểu rõ tầm quan trọng hơn của công tác này, nó

quyết định sâu sắc đến sự phát triển bền vững không chỉ trong thời kì khủng hoảng năng lượng mà còn có tính chất bền vững lâu dài.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA Ở PVEP. SẮM HÀNG HÓA Ở PVEP.

2.2.1. Nội dung ĐTMSHH ở PVEP

2.2.1.1. Quy định phân cấp quyết định đầu tư và mua sắm hàng hóa của PVEP hóa của PVEP

Theo “Quy định phân cấp quyết định đầu tư và mua sắm của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam”, dự án mua sắm hàng hoá gồm mua sắm tài sản kể cả thiết bị, tài sản, máy móc không cần lắp đặt, phương tiện nổi ( tàu tuyền, giàn khoan, tàu địa chấn,…), thiết bị khảo sát ngầm, thiết bị lặn, sản phẩm công nghệ.Việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ làm việc, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng hoá, thuê dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh thường xuyên từ nguồn từ nguồn vốn kinh doanh của đơn vị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các đơn vị được quyền quyết định theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Theo “Quy định về công tác Thương Mại và đấu thầu của Tổng Công ty Thăm dò Khai Thác Dầu khí”, thì quy định chi tiết từng nội dung mua sắm hàng hoá cụ thể:

Mua sắm Thiết bị công nghệ thông tin, thông tin liên lạc

Kế hoạch mua sắm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác đầu thầu mua sắm thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật hệ thống thông tin liên lạc.

Tổ chức triển khai kế hoạch mua sắm thiết bị công nghệ thông tin và thông tin liên lạc được thiết lập để triển khai theo tưng giai đoạn trong năm. Đơn

ty để có cơ sở xác định khối lượng cần mua sắm theo từng giai đoạn phục vụ mục đích lập kế hoạch đấu thầu. Đối với việc mua sắm đơn lẻ theo nhu cầu phát sinh ngoài kế hoạch mua sắm đã được phê duyệt, đơn vị chủ trì lập kế hoạch trình Tổng Giám đốc/Người đứng đầu chi nhánh phê duyệt và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai với sự phối hợp của các đơn vị liên quan.

Mua sắm trang thiết vị văn phòng, văn phòng phẩm

Kế hoạch mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở pháp lý triển khai công tác đấu thầu mua sắm trang thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm

Tổ chức triển khai trên có cơ sở đã phê duyệt, vào đầu năm dương lịch, đơn vị chủ trì có trách nhiệm triển khai công tác đấu thầu và lựa chọn tối thiểu ba công ty cung cấp trang thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm và trình Tổng Giám đốc / Trưởng chi nhánh phê duyệt và ký hợp đồng khung với các công ty được lựa chọn theo thời hạn một năm.

Mua sắm Phần mềm công nghệ thông tin, phần mềm kỹ thuật

chuyên dụng

Kế hoạch mua săm được cấp có thẩm quyền phê duyệt là cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác đầu thầu và mua sắm phần mềm công nghệ thông tin và phần mềm kỹ thuật chuyên dụng.

Trên cơ sở nhu cầu thực tế, đơn vị chủ trì lập kế hoạch đấu thầu mua sắm và chịu trách nhiệm triển khai công tác đấu thầu và thương mại mua phần mềm công nghệ thông tin, phần mềm kỹ thuật chuyên dụng. Đối với phần mềm được xác định chỉ có một công ty sản xuất, sở hữu bản quyền, việc lựa chọn nhà cung cấp sẽ thông qua hình thức chỉ định thầu theo quy định của pháp luật cho nhà phân phối phụ trách khu vực thực hiện.

Dự án mua sắm đặc thù

Việc triển khai công tác thương mại của các dự án đầu tư/ mua sắm đặc thù như mua sắm tàu thuyền, giàn khoan, tàu khoan, tàu điạ chấn,…) sẽ được thực hiện phù hợp các quy định riêng nếu có do Tổng Giám đốc ban hành.

Trong trường hợp không có các quy định riêng, quy trình thực hiện công tác đấu thầu các dự án này sẽ như sau: Tổng Giám đốc ra quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu để triển khai công tác đấu thầu. Trên cơ sở kết quả triển khai công tác đấu thầu do Tổ chuyên gia đấu thầu thực hiện, phòng Kế hoạch đầu tư chủ trì lập Báo cáo đầu tư và hoàn thiện các thủ tục trình duyệt làm cơ sở để ký kết hợp đồng. Tổ chuyên gia đấu thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu và hỗ trợ phòng Kế hoạch đầu tư hoàn thiện nội dung và bảo vệ Báo cáo đầu tư.

2.2.1.2. Quy định về nội dung mua sắm hàng hóa của PVEP

Hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng: Căn cứ tình hình thực tế,

phòng chủ trì sẽ đề xuất hình thức mua sắm phù hợp như chào hàng cạnh tranh, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, mua sắm qua mạng.Tổng Giám đốc sẽ quyết định hình thức mua sắm phù hợp, hiệu quả.

Hàng hóa có giá trị từ có giá trị từ 100 đến 200 triệu đồng: Áp dụng chào hàng cạnh tranh cho hàng hóa trong mục này. Trong trường hợp đặc biệt, Tổng Giám đốc có thể sử dụng hình thức mua sắm khác hoặc là chỉ định thầu hoặc là mua sắm trực tiếp.

Hàng hóa có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên: Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi cho việc mua sắm hàng hóa trong mục này. Trong trường hợp đặc biệt nhất là với hàng hóa, vật tư, phù hợp với quy định tại thông tư số 121/2000/TT – BTC ngày 29/12/2000 và thông tư số 94/2001/TT – BTC ngày

thức mua sắm khác như chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh với những gói thầu có giá trị 1 tỷ đồng. Riêng trường hợp mua ô tô, mô tô sản xuất lắp ráp trong nước, thiết bị sản xuất trong nước, có giá bán thống nhất trong nước thì có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu mà không khống chế giá trị gói thầu.

Mua sắm, thuê phần mềm chuyên dụng phục vụ hoạt động thăm dò

khai thác dầu: Do tính chất đặc thù của loại sản phẩm này, áp dụng hình thức

chỉ định thầu với gói thầu có giá trị đến 1 tỷ đồng. Với những gói thầu có giá trị

Một phần của tài liệu Luận văn:HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HOÁ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ pdf (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)