Năm 1994 Trung Quốc đã soạn thảo luật đấu thầu và đến năm 1995 đã có luật đấu thầu lần đầu tiên, đến năm 2000 thì chính thức ban hành luật đấu thầu với 28 điều khoản. Tiếp đó hàng loạt các nghị định hướng dẫn thực hiện cũng đã được ban hành như nghị định về tiêu chuẩn đấu thầu, nghị định về đánh giá HSDT.
Điểm đặc biệt trong luật đấu thầu của Trung Quốc là nó phù hợp với nghĩa đen của từ đấu thầu, nghĩa là nó chỉ đưa ra các quy định đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Đây được hiểu là một quy định bước đầu nên mới đề cập đến hai hình thức lựa chọn chính là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Đồng thời cần nhấn mạnh là luật đấu thầu này chỉ áp dụng cho các công trình xây dựng. Như vậy, các hình thức lựa chọn nhà thầu khác ( không phải là đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế ) còn chưa được đề cập đến trong luật đấu thầu như chào hành cạnh tranh mua sắm trực tiếp.
o Uỷ ban kế hoạch và phát triển nhà nước là cơ quan đấu mối giúp chính phủ quản lí công tác đấu thầu trong lĩnh vực các công trình xây dựng bao gồm cả việc chủ trì soạn thảo luật đấu thầu đang có hiệu lực. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ tham gia, phối hợp với các cơ quan chức năng khác và cơ quan chức năng của quốc hội trong việc xây dựng, biên soạn luật mua sắm chính phủ. Uỷ ban kế hoạch và phát triển cũng là cơ quan chủ trì thẩm định kết quả đấu thầu các gói thầu lớn thuộc các dự án xây dựng do quốc hội thông qua chủ đầu tư.
o Bộ xây dựng chủ trì hoạch định chính sách và soạn thảo các văn bản hưỡng dẫn đấu thầu các công trình giao thông, thẩm định kết quả đấu thầu theo phân cấp.
o Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản hướng dẫn mua sắm thường xuyên. Bộ Tài chính cũng có trách nhiệm thẩm định kết quả đấu thầu theo phân cấp.
o Uỷ Ban kinh tế và thương mại nhà nước chủ trì hoạch định chính sách và soạn thảo các văn bản hướng dẫn về đấu thầu các dự án thuộc doanh nghiệp…
o Các địa phương căn cứ vào luật đấu thầu và văn bản hướng dẫn của các bộ chuyên ngành để hướng dẫn thực hiện đấu thầu tại địa phương mình.
Như vậy có thể thấy việc quản lí công tác phân cấp đấu thầu ở Trung quốc không theo mô hình chỉ có một cơ quan duy nhất mà có sự tham gia của một số cơ quan có nhiệm vụ riêng cho từng lĩnh vực. Đó cũng là mô hình mang tính đặc
b. Công khai trong đấu thầu
o Ở Trung Quốc đã hình thành các Website trên mạng với mục đích đăng tải các thông tin về đấu thầu như thông báo mở thầu trong phạm vi toàn quốc, kết quả đánh giá HSDT và kiến nghị của Bên mua về dự kiến nhà thầu trúng thầu. Ngay sau khi kết quả đánh giá HSDT được gửi đến cơ quan thẩm định, đồng thời cũng được tải trên mạng để tạo cơ sở thông tin cho các nhà thầu tham gia có những ý kiến thắc mắc.
o Thông qua mạng cho phép truy cập và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Kim ngạch các giao dịch trực tuyến đạt tới 5,1 tỷ USD/năm. Mỗi ngày trung bình có khoảng 200 thông tin về đấu thầu trong nước và quốc tế được cập nhật trên mạng.
c. Đại lý đấu thầu
Trước khi ban hành luật đấu thầu năm 2000 Trung Quốc đã có các công ty tư vấn làm công việc đại lý đấu thầu. Trong một số trường hợp, chủ đấu tư không đủ kinh nghiệm và năng lực cũng như kiến thức về đấu thầu nên các chủ đầu tư tiến hành kí hợp đồng với các đại lý đấu thầu để tổ chức này thực hiện việc đấu thầu, bao gồm các việc như lập HSMT, thông báo mới thầu, tổ chức mở thầu, xét thầu. Đây là một mô hình đang được nhân rộng ở Trung Quốc với chi phí cho đại lý đấu thầu khoảng 1- 1,5 % giá trị hợp đồng.
Bằng hình thức này tính chuyên nghiệp trong đấu thầu được nâng cao và do vậy thời gian thực hiện nhanh hơn, đồng thời đảm bảo hiệu quả thực hiện cao hơn.