Cải cách thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 27 - 29)

Nếu xem xét kỹ nội hàm tổng thể của cả quá trình nâng cao năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh, có thể thấy vai trò, phương pháp lãnh đạo của chính quyền cấp tỉnh là yếu tố trọng tâm quyết định đến sự cạnh tranh của từng địa phương. Điều này

được xem xét qua việc phát hiện, sử dụng các nguồn lực sẵn có và kế hoạch phát triển các lợi thế mới của lãnh đạo chính quyền địa phương. Bên cạnh đó là việc áp dụng các chính sách và cải cách thủ tục hành chính đơn giản, minh bạch.

Các chính sách ở đây là các chính sách chung hướng tới ưu đãi về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, ưu đãi về thuế của nhà nước và được vận dụng linh hoạt, phù hợp với từng địa phương, trong đó ưu tiên đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đây là những địa điểm tập hợp đông các cơ sở sản xuất tạo thuận lợi cho việc quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh. Để đảm bảo hiệu quả trong việc áp dụng các chính sách, chính quyền cần thực hiện dự báo tình hình phát triển của địa phương, đồng thời điều chỉnh kịp thời các chính sách chưa phù hợp.

Công tác cải cách thủ tục hành chính được chú trọng và xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chương trình công tác từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Chủ trương cải cách theo hướng “một cửa” đã đạt được những kết quả tích cực. Mặc dù, hiệu quả thu được ở mỗi tỉnh là khác nhau.

Trên cơ sở các chính sách chung, được ban hành thống nhất của nhà nước, chính quyền địa phương có thể vận dụng sáng tạo, đổi mới các thủ tục hành chính cũng như cung cấp các dịch vụ công nâng cao NLCT và phục vụ cho công tác phát triển nền kinh tế tỉnh. Tuy nhiên, việc cải cách thủ tục hành chính cần phải hiểu là đổi mới cả về thể chế và tổ chức thực hiện, trong quá trình rà soát cần lược bỏ các khâu bất hợp lý, gây phiền hà đối với người dân và các nhà đầu tư, nhưng không được vượt quá khung khổ pháp lý hoặc làm những điều mà pháp luật không cho phép để tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các tỉnh với nhau.

1.2.4.2. Hoàn thiện quy hoạch, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng

Đây được coi là yếu tố cứng để phát triển và nâng cao NLCT cấp tỉnh. Điều quan trọng mà chính quyền cần phải quan tâm là hiệu quả của một điểm đến có thể được nâng lên bởi chất lượng dịch vụ, các tổ chức và cơ sở hạ tầng được xây dựng (Nguyễn Thị Thu Vân, 2012, trang 5-12). Hiện nay, khi nhìn nhận khách quan về kết cấu hạ tầng của các địa phương trên cả nước không thể phủ nhận những thành công và sự nỗ lực của Chính phủ và chính quyền địa phương trong việc diện mạo

của từng tỉnh, thành, huyện, xã. Hệ thống giao thông thuận tiện trong tỉnh và giữa các tỉnh với nhau làm cho sự lưu thông hàng hóa được diễn ra nhanh chóng, hạn chế chi phí vận chuyển tạo đà cho hoạt động thông thương giữa các tỉnh phát triển. Quy hoạch các khu vực sản xuất, sinh hoạt,… hợp lý tạo điều kiện cho việc quản lý và đảm bảo vệ sinh môi trường,… đây đều là thành công của sự nỗ lực mà đảng, nhà nước và các cấp đã và đang làm. Nhìn vào những thành công không có nghĩa là công tác quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng không có những mặt hạn chế. Bởi vì, không phải tư duy phát triển kinh tế của lãnh đạo địa phương nào cũng giống nhau, công tác xây dựng kết cấu hạ tầng có tốt hay không phụ thuộc phần nhiều vào tư duy phát triển kinh tế lâu dài của chính quyền mỗi địa phương. Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho mỗi địa phương phát huy đầy đủ hay còn hạn chế trong việc nâng cao NLCT cấp tỉnh (Đỗ Minh Trí, 2015, trang 34).

Kết cấu hạ tầng của một tỉnh đạt đến độ hợp lý, khoa học và theo quy mô sẽ có tác dụng lớn trong việc phát triển nền kinh tế của địa phương và thu hút thêm các nguồn lực đầu tư vào tỉnh. Khi mà nền kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh được cải thiện, chất lượng dịch vụ công cũng theo đó được cải tiến. Điều này làm cho chỉ số PCI của tỉnh được nâng cao. Từ đó cho thấy NLCT cấp tỉnh đạt ngưỡng phát triển ổn định. Hoạt động nâng cao NLCT cấp tỉnh đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w