Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 38 - 41)

Để đánh giá NLCT cấp tỉnh, hiện nay có hai nhóm tiêu chí bản để đánh giá: Một là, đánh giá dựa trên hiệu quả nâng cao NLCT cấp tỉnh; Hai là, đánh giá dựa theo chỉ số NLCT cấp tỉnh.

Ở nhóm tiêu chí đánh giá đầu tiên, các tiêu chí đánh giá dựa trên hiệu quả nâng cao NLCT cấp tỉnh. Các tiêu chí ở đây được xây dựng dựa trên cơ sở của nội dung nâng cao NLCT cấp tỉnh để hình thành bộ tiêu chí đánh giá bao gồm: Tiêu chí về cải cách TTHC; Tiêu chí về quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng; Tiêu chí về thúc đẩy liên kết thị trường; Tiêu chí về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; Tiêu chí về đồng hành cùng DN của chính quyền. Các tiêu chí này sẽ được thực hiện thông qua việc theo dõi và tổng kết các hoạt động nâng cao NLCT cấp tỉnh của địa phương cần đánh giá.

Đối với tiêu chí về cải cách TTHC. Việc đánh giá sẽ căn cứ theo tình hình thực tế triển khai hoạt động cải cách tại tỉnh đó theo các chính sách, chủ trương từ cấp trên ban hành xuống như các hoạt động cải cách được áp dụng trong giai đoạn mới “một cửa liên thông”, “DVC trực tuyến”,… đã được triển khai đồng bộ trên toàn tỉnh và đạt được bao nhiêu phần trăm hoặc có tiến độ đến thời điểm đánh giá với kết quả ra sao. Đánh giá về cải cách TTHC còn nằm ở việc đánh giá sự sáng tạo

trong cải cách TTHC của từng địa phương nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đối với tiêu chí về quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng. Tiêu chí này đánh giá về sự đồng bộ trong quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương. Tiến độ trong việc thực hiện các dự án của tỉnh cũng như giải ngân hoặc cấp vốn cho các dự án để kịp hoàn thành tiến độ xây dựng của tỉnh. Tiêu chí này cũng đánh giá đến việc quy hoạch, xây dựng các hệ thống đường xá, khu vực dân cư,… một cách thông minh có tổ chức và hệ thống của địa phương.

Đối với tiêu chí về thúc đẩy liên kết thị trường. Tiêu chí này được coi là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả nâng cao NLCT cấp tỉnh của một địa phương. Bởi vì ngoài việc cạnh tranh từ những điều kiện tự nhiên, điều kiện sẵn có của tỉnh thì việc thúc đẩy liên kết thị trường tốt sẽ giúp địa phương thu hút được đầu tư từ các nhà đầu tư vào địa phương mình. Đồng thời việc đánh giá dựa trên tiêu chí này còn góp phần so sánh hiện tượng xé rào trong cạnh tranh giữa các địa phương với nhau.

Đối với tiêu chí về cơ chế, chính sách hỗ trợ DN. Đánh giá NLCT cấp tỉnh dựa trên tiêu chí này chủ yếu là việc đánh giá địa phương áp dụng chính sách pháp luật và các quy định của nhà nước trong việc hỗ trợ DN ra sao. Bởi vì, các cơ chế, chính sách từ trên ban xuống là các cơ chế chính sách cứng, việc vận dụng cho phù hợp với tình hình từng tỉnh là sự linh động của chính quyền địa phương.

Đối với tiêu chí về đồng hành cùng DN của chính quyền. Đây được coi là một tiêu chí mở rộng cho việc nâng cao NLCT cấp tỉnh, bởi lẽ không có quy định khung, hay những điều kiện cứng nhắc cho sự đồng hành cùng DN của chính quyền. Mỗi địa phương khác nhau, dưới mỗi vị lãnh đạo khác nhau sẽ có những sự đồng hành với DN khác nhau. Việc đánh giá sẽ căn cứ trên cơ sở những nhu cầu của DN được giải quyết, các khó khăn vướng mắc của DN tuỳ theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội khác nhau được tạo điều kiện khác nhau. Các DN hài lòng và mong muốn gắn bó phát triển cùng địa phương là thành công của chính quyền địa phương trong việc đồng hành cùng DN.

Ở nhóm tiêu chí đánh giá thứ hai, tiêu chí đánh giá dựa trên chỉ số NLCT cấp tỉnh. Các tiêu chí dùng để đánh giá NLCT cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay tập trung chính vào 10 chỉ số thành phần của chỉ số PCI, tương ứng với 10 tiêu chí đánh giá NLCT cấp tỉnh. Chỉ số PCI có nguồn gốc từ Việt Nam và PCI chính là chỉ số tin cậy nhất cho đến thời điểm hiện tại, được sử dụng làm thước đo thực hiện nội dung và mục tiêu của đơn vị, là căn cứ đánh giá NLCT cấp tỉnh của các tỉnh, thành trên cả nước. Mặc dù vậy, việc đánh giá NLCT cấp tỉnh của các địa phương dựa vào chỉ số PCI không phải là điều dễ thực hiện, do các yếu tố điều kiện tự nhiên, nguồn lực, … hay môi trường kinh doanh, chính sách của mỗi địa phương là khác nhau sẽ tác động khác nhau đến NLCT cấp tỉnh.

Như vậy, để đánh giá và xếp hạng được NLCT cấp tỉnh các địa phương cần phải tiến hành thu thập dữ liệu bằng phiếu hỏi hoặc từ các nguồn đã công bố với chủ thể điều tra là các là DN hoạt động trên địa bàn của các tỉnh, thành. Sau khi thu thập được dữ liệu sẽ tiến hành tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa kết quả theo thang điểm 10. Cuối cùng là tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số thành phần trên thang điểm 100. Mẫu khảo sát ở đây là mẫu được DN lựa chọn ngẫu nhiên sau khi đã được phân tầng theo các tiêu chí: tuổi của DN, loại hình kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Việc phân tầng này với mục đích đảm bảo tính đại diện về thời gian hoạt động, loại hình pháp lý, ngành nghề hoạt động của DN tại từng tỉnh. Hằng năm, khi thực hiện khảo sát các DN tại các tỉnh VCCI dựa trên 2 mẫu phiếu trong đó 01 mẫu dùng cho DN dân doanh và 01 mẫu dành cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng năm 2019, có sự thay đổi, mẫu khảo sát được thực hiện theo 3 mẫu phiếu trong đó 02 mẫu dùng cho DN dân doanh và 01 mẫu cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Từ những bộ câu hỏi trong từng mẫu phiếu, sẽ tổng hợp và đưa vào thành 10 tiêu chí khác nhau bao gồm: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Tính năng động; DV hỗ trợ DN; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý. Từ 10 tiêu chí này và căn cứ vào điểm số của từng tiêu chí có thể đánh giá được NLCT cấp tỉnh tại các tỉnh, thành trên cả nước Việt Nam.

Các tiêu chí thành phần tưởng như được đánh giá một cách độc lập, nhưng về cơ bản đây là sự liên kết chắc chắn, bởi mỗi một tiêu chí lại có những tác động đến những tiêu chí còn lại. Do đó, cần phải đánh giá toàn diện đồng thời và khi thực hiện những hoạt động nâng cao NLCT cấp tỉnh cũng cần thiết phải xem xét đồng bộ các tiêu chí để có những chủ trương, quyết sách phù hợp, toàn diện. Như vậy, để đánh giá NLCT cấp tỉnh phải dựa trên rất nhiều tiêu chí, vì tổng hòa tạo nên những lợi thế cạnh tranh cấp tỉnh đã bao gồm rất nhiều yếu tố. Có những yếu tố thuộc phần cứng, bất di, bất dịch, nhưng cũng có những yếu tố thuộc phần mềm, linh động và biến hóa. Cũng chính những tiêu chí thuộc về các yếu tố phần mềm, linh động tạo nên những lợi thế cạnh tranh rất lớn của mỗi địa phương, nếu lãnh đạo chính quyền có những hướng đi, tầm nhìn, chính sách đúng đắn.

Dù thực hiện nhóm tiêu chí đánh giá nào thì ở mỗi mục đích khác nhau cũng sẽ có những kết quả đánh giá khách quan về hiệu quả nâng cao NLCT cấp tỉnh. Trong giới hạn nghiên cứu của luận văn, và thông qua việc phân tích cụ thể nhóm các tiêu chí đánh giá, tác giả hướng đến nhóm tiêu chí đánh giá đầu tiên để đảm bảo tính thống nhất trong toàn luận văn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w