Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 45 - 48)

Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Quảng Ninh vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Bên cạnh đó, Quảng Ninh có các lợi thế về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh cùng nguồn lao động có truyền thống kỷ luật và đồng tâm, tính đến năm 2019 dân số 1,32 triệu người trong đó độ tuổi lao động chiếm trên 60% (Ipa Quảng Ninh, 2019). Đây là những lợi thế cạnh tranh trong thu hút DN đầu tư với chi phí đầu vào thấp.

Bảng 1.3. Chỉ số PCI của Quảng Ninh giai đoạn 2015-2019

Chỉ số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Gia nhập thị trường 9.18 9.28 8.93 7.96 7.16

Tiếp cận đất đai 6.26 6.07 6.43 7.77 7

Tính minh bạch 7.09 6.84 6.8 6.94 7.2

Chi phí thời gian 7.27 6.86 7.73 7.7 7.89

Chi phí không chính thức 6.03 6.38 5.79 6.78 7.1

Cạnh tranh bình đẳng 4.69 5 6.35 7.02 7.69

DV hỗ trợ DN 5.92 6.26 7.52 6.55 6.68

Đào tạo lao động 7.19 6.94 7.76 7.62 7.95

Thiết chế pháp lý 5.93 5.4 5.63 6.04 7.58

Xếp hạng chỉ số PCI 3 2 1 1 1

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo của VCCI)

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy năm 2015, Quảng Ninh duy trì 4 chỉ số ở hạng rất tốt là chỉ số về chi phí không chính thức, tính năng động, hỗ trợ DN và đào tạo lao động; 4 chỉ số ở thứ hạng tốt là chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí thời gian và cạnh tranh bình đẳng; 2 chỉ số ở thứ hạng khá là chỉ số tiếp cận đất đai và thiết chế pháp lý. Trong đó thấp nhất là chỉ số cạnh tranh bình đẳng với 4.69 điểm. Các năm sau, chỉ số thấp được cải thiện dần và điểm mạnh là việc cải thiện chỉ số thành phần đạt kết quả tốt khi mà các chỉ số có điểm số thấp được nâng cao và các chỉ số có điểm số cao vẫn duy trì được phong độ ổn định.

Chính cách thức cải thiện chỉ số trong lãnh đạo, chỉ đạo đạt được sự tối ưu, đã làm cho bảng xếp hạng chỉ số PCI của Quảng Ninh từ vị trí thứ 3 năm 2015 vươn lên dẫn đầu trong ba năm liên tiếp. Đây cũng là địa phương giữ vững phong độ về NLCT trong thời gian dài.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo của VCCI)

Nếu không xem xét các chỉ số thành phần mà nhìn vào chỉ số điểm số PCI của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2019 trong hình trên cũng có thể thấy Quảng Ninh đã vươn lên rất nhanh từ một tỉnh chỉ có điểm số khá dưới 66 điểm vào hai năm 2015 và 2016 nay đã vươn lên nhanh chóng và thuộc top đầu có vị trí điểm số PCI rất tốt (trên 70 điểm) vào các năm 2017, 2018, 2019.

Như vậy, Quảng Ninh đã duy trì 3 năm liên tiếp xếp ở vị trí quán quân và 5 năm liên tiếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất cả nước. Việc triển khai sáng kiến PCI một cách bản bản, khoa học đã giúp lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh xác định những điểm nghẽn trong điều hành kinh tế cũng như lựa chọn những giải pháp phù hợp để tiến hành cải cách điều hành nền kinh tế địa phương một cách hiệu quả. Lãnh đạo chính quyền tỉnh Quảng Ninh luôn xác định việc nâng cao chỉ số PCI là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục. Trên cơ sở đó, tỉnh cũng liên tục nỗ lực, tạo thuận lợi cho các DN trên địa bàn tỉnh thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì sức khỏe và môi trường cạnh tranh lành mạnh của tỉnh. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng đẩy mạnh thu hút sự tham gia của

các DN tư nhân vào phát triển kinh tế-xã hội bền vững bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp: Tái cơ cấu chi tiêu công, tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư phát triển để tạo vốn mồi; thực hiện 3 đột phá chiến lược, đặc biệt là ưu tiên nguồn lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ để giúp giảm chi phí sản xuất; đa dạng hóa các hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công - tư để DN tư nhân cùng tham gia hợp tác (Nguyễn Hùng, 2020).

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w