Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng thông qua chỉ số PC

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 66 - 71)

thông qua chỉ số PCI

Chỉ số PCI của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019 được tổng hợp từ khảo sát thực tiễn đối với các DN hoạt động trên địa bàn Hải Phòng do VCCI thực hiện. Kết quả tính toán theo thang điểm 100 của điểm số tổng hợp có trọng số của 10 chỉ số thành phần thể hiện đánh giá của các DN dân doanh tại thành phố Hải Phòng về chất lượng điều hành kinh tế tại các lĩnh vực có tác động đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Luận văn thu thập số liệu và dữ kiện từ nguồn tài liệu thứ cấp do VCCI cung cấp để phân tích và đánh giá thực trạng NLCT cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015-2019. Do năm 2020, chưa có những khảo sát và thống kê kết quả khảo sát các DN vừa và nhỏ tại Hải Phòng, nên số liệu về chỉ số PCI của Hải Phòng được sử dụng để phân tích trong luận văn dừng lại trong giai đoạn 2015-2019.

Bảng 3.2. Chỉ số PCI của Hải Phòng giai đoạn 2015-2019

Chỉ số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tiếp cận đất đai 4.87 4.99 5.86 6.5 6.9

Tính minh bạch 6.1 6.22 5.73 5.89 6.5

Chi phí thời gian 6.13 5.79 5.71 6.12 5.71

Chi phí không chính thức 4.81 4.59 6.02 5.18 6.11

Cạnh tranh bình đẳng 3.9 3.39 5.5 5.21 6.44

Tính năng động 3.97 4.4 5.22 5.46 6.07

DV hỗ trợ DN 5.55 6.06 6.74 6.75 6.85

Đào tạo lao động 7.33 7.42 8.17 7.81 8.24

Thiết chế pháp lý 5.15 5.33 5.48 6.09 6.66

Xếp hạng chỉ số PCI 28 21 9 16 10

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo của VCCI)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, năm 2015 các chỉ số chiếm vị trí cao là chỉ số gia nhập thị trường (7.76), chỉ số đào tạo lao động (7.33). Đạt mức thấp hơn có chỉ số chi phí thời gian (6.13) và chỉ số tính minh bạch (6.1). Các chỉ số có điểm số dao động trong khoảng từ 5-6 là chỉ số dịch vụ hỗ trợ DN và thiết chế pháp lý. Bốn chỉ số còn lại có điểm số thấp dưới 5 là tiếp cận đất đai, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng và tính năng động. Năm 2016, các chỉ số được đều được cải thiện theo hướng tích cực, riêng 4 chỉ số tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức và cạnh tranh bình đẳng lại có xu hướng giảm. Điều này thể hiện cách thức quản lý của lãnh đạo và quy trình một cửa đang có những bất cập, xuất hiện sự nhũng nhiễu của cán bộ nhà nước đối với các DN và sự công bằng đang không được đảm bảo. Tuy nhiên, đến năm 2017, các chỉ số thành phần đã có những chuyển biến tích cực khi hầu hết các chỉ số đều tăng nhẹ và chỉ còn lại 2 chỉ số bị giảm sút là chỉ số tính minh bạch và chỉ số chi phí thời gian. Đây là tín hiệu đáng mừng cho các DN tại Hải Phòng, cũng chính điều này đã góp phần đưa Hải Phòng lọt top 10 địa phương có chỉ số điểm số PCI cao và Hải Phòng xếp thứ 9. Nhưng đến năm 2018, các chỉ số lại có chiều hướng giảm nhiều hơn làm cho Hải Phòng xuống vị trí thứ 16, tuy vậy thành công lớn trong năm 2018 là không có chỉ số thành phần nào ở mức thấp dưới 5. Điều này cũng góp phần tạo đà cho năm 2019, Hải Phòng nâng các chỉ số thành phần lên cao hơn năm trước, trong đó chỉ có chỉ số thành phần chi phí thời gian dưới 6, các chỉ số còn lại đều trên 6. Cũng trong năm 2019, trong 10 chỉ số thành phần, Hải Phòng có 8 chỉ số tăng điểm là: Tiếp cận

đất đai (+0,4); Tính minh bạch (+0,61); Chi phí không chính thức (+0,93); Cạnh tranh bình đẳng (+1,23); Tính năng động của chính quyền địa phương (+0,61); Dịch vụ hỗ trợ DN (+0,1); Đào tạo lao động (+0,43); Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (+0,75). Thành phố chỉ có 2 chỉ số giảm điểm là: Gia nhập thị trường (-0,29); Chi phí thời gian (-0,41). Riêng về chỉ số đào tạo lao động, Hải Phòng đứng đầu cả nước với 8,24 điểm. Đây là chỉ số thành phần mà các DN có mức độ hài lòng cao đối với Hải Phòng những năm gần đây.

Sở dĩ xếp hạng chỉ số điểm số PCI của Hải Phòng trong giai đoạn 2015-2019 có lần lượt là 28, 21, 9, 26, 10 là vì các chỉ số thành phần chưa thực sự cao đồng đều. Bên cạnh đó, các chỉ số đóng vai trò trọng yếu, có ảnh hưởng tới điểm số tổng hợp PCI như chỉ số gia nhập thị trường, cạnh tranh bình đẳng, đào tạo lao động lại thường ở mức trung bình. Do đó, làm cho xếp hạng của Hải Phòng thường ở mức khá so với nhiều địa phương khác.

Từ các chỉ số thành phần giai đoạn 2015-2019 sẽ tính ra chỉ số điểm số PCI của Hải Phòng từng năm của giai đoạn này. Năm 2015 và năm 2016, đây là 2 năm có chỉ số điểm số PCI của Hải Phòng ở mức tương đối thấp, tức là dưới mức trung bình. Bắt đầu từ năm 2017 đến nay, chỉ số điểm số PCI của Hải Phòng có sự khởi sắc và nằm trong nhóm các địa phương có chỉ số PCI ở mức khá, cụ thể: Năm 2017 đạt 65,15 điểm, vươn lên vị trí thứ 9/63 tỉnh, thành, tăng 12 bậc so với năm 2016; Năm 2018, Hải Phòng không duy trì được thứ hạng tụt xuống xếp vị trí 16/63 tỉnh, thành và đứng thứ 5/11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng, giảm 7 bậc so với năm 2017 với 64,48 điểm; Năm 2019 đạt 68,73 điểm, xếp vị trí 10/63 tỉnh, thành và tăng 6 bậc so với năm 2018. Qua đó có thể thấy, năm 2017 là lần đầu tiên Hải Phòng lọt vào top 10 trong bảng xếp hạng chỉ số PCI, sau đó được duy trì tiếp vào năm 2019. Mô hình đột phá của Hải Phòng trong năm 2017 được ghi nhận là Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố. Đây là 1 trong những địa chỉ tiếp nhận thông tin ban đầu và trực tiếp trao đổi với các nhà đầu tư đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Hải Phòng.

Hình 3.4. Chỉ số Điểm số PCI của Hải Phòng giai đoạn 2015-2019

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo của VCCI)

Phân tích riêng bảng xếp hạng chỉ số PCI của Hải Phòng cùng các tỉnh, thành năm 2019, vì đây là năm gần nhất với thời gian nghiên cứu của luận văn, đồng thời lựa chọn năm 2019 còn có tính chất thời sự và tính mới. Từ đó, sẽ có những nhìn nhận gần nhất để đưa ra đề xuất về những giải pháp, kiến nghị phù hợp cho chính quyền thành phố Hải Phòng có những định hướng, chính sách trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Hình 3.2 trình bày bảng xếp hạng PCI với điểm số được sắp xếp từ cao đến thấp, thể hiện chất lượng điều hành kinh tế của 63 tỉnh, thành phố. Qua đó, có thể so sánh được vị trí của Hải Phòng với các địa phương khác.

Như đã phân tích bên trên, năm 2019, Hải Phòng vươn lên xếp thứ 10, vinh dự đứng trong top 10 địa phương có chỉ số PCI tốt nhất trong tổng số 63 tỉnh, thành cả nước, vượt 6 bậc so với năm 2018 và xếp vị trí thứ 4/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng. Năm 2019 cũng là năm thứ hai trong giai đoạn 2015-2019, Hải Phòng nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu PCI cả nước và trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành kinh tế tốt.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo của VCCI)

Nhóm 10 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI năm 2019 gồm có Quảng Ninh (73.40 điểm), Đồng Tháp (72.10 điểm), Vĩnh Long (71.30 điểm), Bắc Ninh (70.79 điểm), Đà Nẵng (70.15 điểm), Quảng Nam (69.42 điểm), Bến Tre (69.34 điểm), Long An (68.82 điểm), Hà Nội (68.80 điểm) và cuối cùng là Hải Phòng (68.73 điểm). Dưới Hải Phòng là các tỉnh có chỉ số PCI thuộc nhóm tốt gồm: Cần Thơ, Thái Nguyên, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.

Nếu như Bắc Ninh có mô hình “Bác sĩ Doanh nghiệp” triển khai từ năm 2016 tới nay đã từng bước củng cố niềm tin của các DN đối với chính quyền địa phương, thì nhắc đến Hải Phòng là sự đánh giá cao của các DN về đào tạo lao động

khi chỉ số này đứng đầu cả nước với 8.24 điểm, đây cũng là chỉ số thành phần mà các DN Hải Phòng có mức độ hài lòng cao từ năm 2017 trở lại đây.

Mặc dù vậy, với 68.73 điểm PCI năm 2019, nhưng Hải Phòng không cách biệt quá xa so với nhóm các tỉnh, thành phố nằm trong top 5 (Quảng Ninh 73.40 điểm, Đồng Tháp 72.10 điểm, Vĩnh Long 71.30 điểm, Bắc Ninh 70.79 điểm, Đà Nẵng 70.15 điểm). Hơn nữa, nếu so với chính thành phố trong những năm trước thì đây là sự cố gắng lớn (năm 2015 đạt 58,65 điểm).

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w