Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 89 - 92)

3.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công tiêu biểu trong giai đoạn 2015-2020 thì thành phố Hải Phòng thời gian qua vẫn chưa khắc phục được hết các bất cập hạn chế, cũng như trong quá trình phát triển đã để phát sinh một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế như sau:

Thứ nhất, hạn chế trong quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt. Mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng và giao thông ngày càng được hoàn thiện, nhưng một số tuyến đường sắt đi qua thành phố vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Do tuyến đường sắt có vị trí xuyên qua trung tâm thành phố nên có tới 211 đường ngang đường bộ. Tuy nhiên, chỉ có 12 đường ngang có gác chắn, 4 đường ngang có cảnh báo tự động, 17 đường ngang có biển báo, còn lại 178 đường ngang dân sinh. Đây cũng là điều mà lãnh đạo chính quyền Hải Phòng cần xem xét để sớm có chính sách giải quyết nhằm đảm bảo an toàn cho người dân sống quanh khu vực các tuyến đường sắt đi qua. Từ đó tạo tâm lý yên tâm cho các DN thực hiện đầu tư tại thành phố Hải Phòng và thúc đẩy cạnh tranh của Hải Phòng ở mức cao hơn.

Thứ hai, hạn chế ở khâu giải ngân các dự án trong quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng. Thực hiện giải ngân một số dự án còn chậm tiến độ. Theo thống kê của Sở Tài chính số vốn chưa giải ngân năm 2018 đã được Chính phủ đồng ý gia hạn sang năm 2019, tuy nhiên, tại thời điểm triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc trong việc nhận nợ của Bộ Tài chính với nhà tài trợ nước ngoài chưa được xử lý dứt điểm làm cho 500 tỷ đồng của năm 2019 được chuyển sang năm 2020 vẫn chưa được giải ngân. Dự án cung cấp trang thiết bị y tế cho bệnh viện phụ sản cũng bị kéo dài. Hay một số dự án quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng khác cũng không đáp ứng được yêu cầu như: dự án cung cấp trang thiết bị y tế cho Bệnh viện phụ sản; dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai…) (Thanh Hiệp, 2020).

Thứ ba, hạn chế trong cải cách hành chính về thời gian giải quyết và thúc đẩy liên kết thị trường trong năm 2019. Hạn chế này được thể hiện rõ qua chỉ số PCI của năm 2019, kết quả xếp hạng chỉ số PCI của Hải Phòng có 2 chỉ số giảm điểm, cụ thể là: Chỉ số Gia nhập thị trường giảm 0,29; và chỉ số Chi phí thời gian giảm 0,41. So với yêu cầu tăng tốc, phát triển, với mục tiêu đạt thứ hạng cao hơn trong bảng xếp hạng PCI. Việc tăng chỉ số điểm số PCI đồng nghĩa với việc thành phố Hải Phòng vừa phải tăng chỉ số từng thành phần và vừa phải duy trì điểm số từng thành phần, tránh để trường hợp tập trung phát triển một vài chỉ số làm cho các chỉ số khác không được chú trọng và bị sụt giảm. Sự bền vững của thứ hạng, đòi hỏi

Hải Phòng không ngừng thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp tổng thể, cũng như nhận thức của lãnh đạo chính quyền Hải Phòng cũng cần thay đổi trong việc phát triển đồng bộ các chỉ số PCI.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, hạn chế trong quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt. Nguyên nhân của hiện tượng này chưa được giải quyết triệt để là do đường sắt đi qua khu vực dân sinh sống nếu thực hiện làm rào chắn gây bất lợi cho các phương tiện giao thông đường bộ khi di chuyển trong ngày. Nếu muốn giải quyết triệt để chỉ có thể di chuyển tuyến đường sắt, nhưng điều này là điều rất khó thực hiện. Bởi vì cần nhiều thời gian và chi phí cho việc chuyển tuyến.

Thứ hai, thực hiện giải ngân một số dự án còn chậm tiến độ. Nguyên nhân giải ngân chậm theo Sở Tài chính là do: Vướng mắc nằm trong việc nhận nợ của Bộ Tài chính với nhà tài trợ nước ngoài chưa được xử lý dứt điểm. Nguyên nhân khác là do, công tác chuẩn bị dự án kéo dài làm cho thiết kế ban đầu không còn phù hợp với thực tế, trong khi quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ có sự khác biệt nên việc điều chỉnh bị chậm kéo theo việc thực hiện tiến độ cũng bị chậm. Mặt khác, do năng lực chủ đầu tư không đáp ứng yêu cầu quản lý dự án, chậm phối hợp với các đơn vị, ngành liên quan và nhà tài trợ để kịp thời nắm bắt những thay đổi, khó khăn, vướng mắc trong quản lý, sử dụng vốn vay ODA.

Thứ ba, hạn chế trong việc cải cách hành chính về thời gian giải quyết và thúc đẩy liên kết thị trường trong năm 2019. Như đã phân tích ở phần trên, năm 2019 là năm Hải Phòng lấy lại phong độ trong việc nâng cao NLCT cấp tỉnh của mình khi nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chỉ số PCI dẫn đầu cả nước. Nhưng sự đầu tư không đồng đều trong việc nâng cao NLCT cấp tỉnh làm cho các hoạt động khác có sự cải thiện nhưng riêng hai chỉ số về chi phí thời gian và gia nhập thị trường lần lượt thuộc vào nội dung của cải cách TTHC và thúc đẩy liên kết thị trường của Hải Phòng giảm sút so với trước. Như vậy, cần thiết phải thay đổi nhận thức về nâng cao NLCT cấp tỉnh của chính quyền thành phố Hải Phòng trong việc phát triển đồng đều mọi mặt để nâng cao toàn diện NLCT trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w