Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 41 - 45)

Đà Nẵng là trung tâm của khu vực miền trung và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương (điều kiện vị trí địa lý và kinh tế trong phân chia khu vực quản lý giống thành phố Hải Phòng). Do đó, Đà Nẵng là nơi có vị trí địa lý, kinh tế rất quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn có lợi thế sẵn có về địa lý tự nhiên khi nằm trên trục giao thông Bắc – Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển. Đây đều là những điều kiện thuận lợi sẵn có của Đà Nẵng trong việc thu hút đầu tư của các DN, tổ chức,…, nâng cao NLCT cấp tỉnh của Đà Nẵng.

Xem xét về chỉ số NLCT cấp tỉnh của Đà Nẵng cũng có thể thấy được những thành quả nổi bật trong phát triển kinh tế, xã hội.

Bảng 1.2. Chỉ số PCI của Đà Nẵng giai đoạn 2015-2019 Chỉ số Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Gia nhập thị trường 9.19 9.22 8.55 7.94 7.89

Tiếp cận đất đai 6.35 6.29 7.11 7.23 7.44

Tính minh bạch 7.33 7.22 6.46 6.32 6.59

Chi phí thời gian 7.5 7.74 7.76 7.29 7.08

Chi phí không chính thức 6.11 6.51 6.29 6.54 6.75

Cạnh tranh bình đẳng 4.77 5.45 4.95 4.91 5.32

Tính năng động 6.17 7.06 6.65 5.96 6.76

DV hỗ trợ DN 6.06 5.99 6.93 6.3 6.76

Đào tạo lao động 7.62 7.98 8.07 7.92 7.99

Thiết chế pháp lý 6.46 6.47 6.74 6.7 6.99

Xếp hạng chỉ số PCI 1 1 2 5 5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo của VCCI)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy trong suốt giai đoạn 2015-2019, Đà Nẵng có những lúc lên bổng xuống trầm về xếp hạng chỉ số điểm số PCI. Tuy nhiên, nếu đánh giá trong tổng thể với các địa phương khác thì kết quả trong giai đoạn 2015- 2019, Đà Nẵng vẫn là một kết quả đáng mong đợi của nhiều địa phương. Chỉ số PCI hàng năm đều xếp hạng rất tốt. Bên cạnh việc Đà Nẵng ngày càng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng để phát huy yếu tố cứng là những lợi thế truyền thống, Đà Nẵng còn đặc biệt quan tâm xây dựng yếu tố mềm như chính sách, cách thức hoạt động, tinh thần, thái độ nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với DN trong nước và nước ngoài. Chính vì vậy, trong những năm qua Đà Nẵng luôn xếp ở vị trí nhóm đầu trong việc đánh giá xếp hạng về chỉ số PCI của cả nước.

Giai đoạn trước năm 2015, Đà Nẵng đi đầu và giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng chỉ số PCI qua nhiều năm. Bởi vì từ năm 2001, Đà Nẵng đã triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ ĐKKD, đăng ký mã số DN và khắc dấu, còn đối với các dự án đầu tư nước ngoài được giao cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư thực hiện. Đến hết năm 2016, Đà Nẵng có 18.680 DN hoạt động với tổng vốn đăng ký đạt 90.600 tỷ đồng và 430 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 3,7 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 53,8% tổng

vốn đăng ký (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2018, trang 28). Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở KH&ĐT Đà Nẵng), trong 4 tháng đầu năm 2020 có 1.320 giấy chứng nhận ĐKKD được cấp cho các DN, chi nhánh và văn phòng đại diện với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 6.919 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn bình quân trong 4 tháng đầu năm 2020 đạt 5,24 tỷ đồng/01 DN. Theo ông Đoàn Việt Tiến, Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh “So với cùng kỳ năm 2019 thì số lượng cấp mới giấy chứng nhận đăng ký DN trong 4 tháng đầu năm 2020 giảm 29,3% về số DN và giảm 34% về số vốn” (Hải Châu, 2020). Nguyên nhân chính khiến cho hoạt động đầu tư của các DN vào Đà Nẵng sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ các năm trước là những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và tác động cộng hưởng từ các yếu tố khác. Mặc dù vậy, ông Đoàn Việt Tiến cũng cho biết, đáng ghi nhận trong 4 tháng qua là TP Đà Nẵng đã thu hút được 13.097 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Trong đó đã cấp mới cho 43 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 74,846 triệu USD; đặc biệt là đã cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 04 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 10.815 tỷ đồng, tăng 593% về vốn so với cùng kỳ (Hải Châu, 2020).

Các chỉ số thành phần luôn nằm vị trí cao là chỉ số gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, đào tạo lao động. Ngoài ra, Đà Nẵng cũng nỗ lực cải thiện chỉ số chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, tính năng động, dịch vụ hỗ trợ DN, thiết chế pháp lý. Nếu ở những năm 2015 và 2016, xếp hạng chỉ số PCI của Đà Nẵng ở vị trí số 1 nhưng điểm số tại các chỉ số thành phần có sự chênh lệch nhau quá lớn, điển hình như chỉ số gia nhập thị trường đạt 9.19 trong khi chỉ số cạnh tranh bình đẳng lại chỉ được 4.77 thì những năm sau, chủ trương của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã có những thay đổi tăng dần các chỉ số thấp để có sự tương đồng với những chỉ số còn lại. Đến năm 2019, không còn chỉ số thành phần nào dưới 5, điều đáng buồn là các chỉ số thành phần có điểm số cao lại không duy trì được đã dẫn đến việc xếp hạng của Đà Nẵng về chỉ số PCI bị tụt giảm.

Hình 1.2. Chỉ số Điểm số PCI của Đà Nẵng giai đoạn 2015-2019

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Báo cáo của VCCI)

Điểm số PCI của Đà Nằng trong giai đoạn 2015-2019 đều đạt mức tốt và rất tốt, riêng năm 2019 đạt được điểm số cao nhất trong 5 năm với 70.15 điểm. PCI có thể thay đổi theo từng năm, lúc lên lúc xuống nhưng sự chênh lệch của mức cao và thấp hơn không cách xa nhau, đồng thời Đà Nẵng vẫn luôn giữ được vị trí đứng đầu về chỉ số điểm số PCI trong suốt cả một thời gian dài. Điều này cho thấy sự phát triển ổn định, bền vững của về NLCT của Đà Nẵng. Cũng chính những nỗ lực nâng cao NLCT của Đà Nẵng đã góp phần không nhỏ nâng cao NLCT của Việt Nam. Nếu các tỉnh, thành phố trong đó có Hải Phòng đều đạt được sự phát triển bền vững này thì Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia vững mạnh, phát triển thịnh vượng.

Để có được những kết quả trên, lãnh đạo chính quyền Đà Nẵng đã nỗ lực hết mình trong các mặt tổ chức, hoạt động, chỉ đạo, chính sách, thái độ,… và đặc biệt quan tâm đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế địa phương. Mỗi năm hay mỗi giai đoạn lại có những quyết sách khác nhau để ưu tiên tập trung cho từng lĩnh vực nhưng tất cả đều hướng đến môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư để nâng cao NLCT cấp tỉnh. Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN, người dân trên địa bàn được cung cấp thông tin pháp lý một cách tốt nhất thông qua những kênh thông tin

như website, báo, đài. Về công tác quản lý đất đai và tạo điều kiện cho DN tiếp cận đất đai đều được thực hiện công khai để người dân, DN xem xét góp ý, từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết, nội dung dự án đến khung giá loại đất, kết quả kiểm định áp giá. Một trong những đặc điểm khá nổi trội của Đà Nẵng là lãnh đạo thành phố thường xuyên dành thời gian gặp gỡ, tiếp xúc và đối thoại trực tiếp với người dân cũng như DN để kịp thời điều chỉnh các chính sách, chỉ đạo các ngành tháo gỡ khó khăn của các DN cũng như của chính quyền.

Bên cạnh các chính sách đào tạo lao động cho DN, thành phố cũng đẩy mạnh đào tạo lực lượng cán bộ, công chức. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao theo Đề án 922 đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài từ nguồn cán bộ, công chức đây là chính sách mang tính đặc thù trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Đà Nẵng. Nhờ những nỗ lực về mọi mặt của lãnh đạo chính quyền mà trong nhiều năm qua Đà Nẵng luôn thuộc nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w