Bài học kinh nghiệm rút ra cho thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 48 - 50)

Chỉ số PCI là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá NLCT cấp tỉnh về năng lực, môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành nền kinh tế địa phương và các nỗ lực cải cách hành chính của chính quyền. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của DN khi tìm hiểu cơ hội đầu tư tại một địa phương.

Lựa chọn Đà Nẵng và Quảng Ninh là hai tỉnh để học tập kinh nghiệm trong nâng cao NLCT cấp tỉnh bởi vì: Đối với Đà Nẵng, đây là địa phương có nét tương đồng về lợi thế khi có thành phố của tỉnh là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương; Đối với Quảng Ninh, đây lại là tỉnh giáp ranh với Hải Phòng, có điều kiện tự nhiên tương đồng. Việc lựa chọn những tỉnh, thành có nét đặc trưng tương đồng giống với Hải Phòng sẽ giúp cho việc cải thiện chỉ số PCI cũng như nâng cao NLCT cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng đạt được những kết quả nhanh chóng. Qua những tìm hiểu, nghiên cứu về chỉ số PCI của Đà Nẵng và Quảng Ninh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng như sau:

Thứ nhất, sự chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt của lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, nhưng đảm bảo thay đổi theo từng thời kỳ, giai đoạn, hoặc từng năm để phù hợp với tình hình của địa phương. Có sự thống nhất, xuyên suốt trong chỉ đạo sẽ giúp cho các bộ phận, đơn vị thực hiện nhiệm vụ một cách hệ thống. Đảm bảo được tính nhất quán trong thực hiện, điều này giúp tạo niềm tin cho các DN khi làm việc với cơ quan nhà nước.

Thứ hai, thẳng thắn đối mặt với những mặt hạn chế và bảng xếp hạng chỉ số PCI để nhận định được những mặt tồn tại của vấn đề và nhanh chóng tìm ra phương hướng cải thiện. Đây là kinh nghiệm rất quan trọng vì nếu có sự né tránh, ngại đối

mặt với việc so sánh với các địa phương khác và các huyện trong cùng một tỉnh, hay giữa các ngành, lĩnh vực với nhau sẽ rất khó để thay đổi và phát triển.

Thứ ba, học hỏi kinh nghiệm từ việc xây dựng mô hình, cách làm đem lại hiệu quả trong cải cách hành chính như “Thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý”, “Mô hình đánh giá công chức theo kết quả việc làm”, “Vinh danh cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu, xuất sắc”, “Mô hình một cửa điện tử tập trung”, “Khảo sát trực tuyến mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ...”, “Xác thực và sử dụng hồ sơ điện tử của công dân, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các giao dịch hành chính”.

Thứ tư, dành thời gian gặp gỡ, tiếp xúc và đối thoại trực tiếp với người dân, DN để kịp thời điều chỉnh các chính sách, chỉ đạo các ngành tháo gỡ khó khăn của các DN cũng như của chính quyền.

Thứ năm, phát triển các cơ quan và các hình thức thông tin đại chúng để đem tiếng nói của chính quyền đến gần nhân dân, gắn kết đội ngũ nhân lực làm việc tại các cơ quan nhà nước với người dân. Đẩy mạnh hoạt động phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách đến người dân một cách thuận tiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ sáu, chú trọng và quan tâm đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhân lực trẻ cả về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn trong các cơ quan nhà nước cùng với đội ngũ người lao động có tay nghề cao.

Thứ bảy, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Không đầu tư tập trung vào bất kỳ một mặt nào. Nếu có sự ưu tiên trong phát triển cũng chỉ là phát huy hoặc cải thiện những yếu kém. Điều này có nghĩa là Hải Phòng tuyệt đối không nên ưu tiên phát triển lệch, điều này sẽ làm mất cân đối trong phát triển tổng thể và nếu một lĩnh vực, một mặt được ưu tiên phát triển quá nhiều trong khi những mặt khác lại không được chú trọng cũng sẽ làm sụt giảm NLCT cấp tỉnh của Hải Phòng.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w