Thực trạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2015

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 60 - 66)

giai đoạn 2015 - 2020

3.1.2.1. Điều kiện lợi thế đầu vào sẵn có của Hải Phòng

Như đã phân tích tại mục 3.1.1 có thể thấy rõ được những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Hải Phòng. Đây là mảnh đất giàu về tài nguyên biển, thế mạnh trong đầu tư khai thác du lịch và các dịch vụ đi kèm. Hải Phòng là cửa ngõ của khu vực miền Bắc nên các DN rất thuận lợi trong việc thông thương hàng hoá. Ngoài điều kiện sẵn có về vị trí địa lý, nguồn lực lao động còn là một lợi thế lớn của Hải Phòng với tổng dân số trên 20 triệu người với 1,2 triệu lao động, trong đó 75% đã qua đào tạo. Hải Phòng hiện có 4 trường đại học, hơn 60 trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề. Điều này có thể khẳng định Hải Phòng có nguồn nhân lực dồi dào, có khả năng đào tạo nguồn nhân lực đạt chất lượng cao đáp

ứng yêu cầu về công nghệ cao và hiện đại, sẵn sàng đáp ứng và bắt nhịp thời đại công nghệ cao.

Không chỉ là nơi “địa lợi – nhân hòa”, Hải Phòng còn sở hữu những nét văn hóa truyền thống cùng nhiều danh lam, thắng cảnh đặc sắc của vùng duyên hải Bắc bộ. Nổi bật với quần đảo Cát Bà – khu bảo tồn thiên nhiên thế giới với hệ sinh thái vô cùng độc đáo như: rừng mưa nhiệt đới trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rặng san hô, thảm rong biển,… Khu nghỉ dưỡng Đồ Sơn, với bãi biển dài cùng rừng thông thơ đã góp phần không ít trong việc thu hút khách du lịch đến với Hải Phòng, làm đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch và thu hút đầu tư của các DN về du lịch, DN làm dịch vụ liên quan đến du lịch, kinh doanh khai thác tại Hải Phòng.

Nhờ sự cải thiện, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông đã làm cho giá đất tại nhiều nơi được nâng lên. Kết quả khảo sát khu vực Hải An, Bắc Sông Cấm, Hồng Bàng giá đất nền có dấu hiệu tăng từ 20%-30%. Nhiều dự án nhà phố, biệt thự được các DN đầu tư xây dựng và đang tiến hành mở bán. Với những lợi thế vốn có, bất động sản tại Hải Phòng đang chạm đến những cột mốc mới. Với những điều kiện đầu vào sẵn có, Hải Phòng khẳng định tiềm năng, xứng đáng trở thành nơi đầu tư sinh lời lý tưởng trong tương lai.

3.1.2.2. Chiến lược và sự cạnh tranh của Hải Phòng

Để thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao NLCT của Hải Phòng, chính quyền thành phố đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau dành cho DN đang hoạt động trên địa bàn, chính sách thu hút đầu tư đối với các DN chuẩn bị đầu tư vào thành phố. Bên cạnh đó, việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố cảng. Trung tâm sẽ giúp UBND thành phố giải quyết thủ tục về đầu tư, đất đai, môi trường, quy hoạch, xây dựng, tài chính đối với những dự án không sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư công và nằm ngoài các khu công nghiệp. Hoạt động với chức năng “một cửa liên thông cấp thành phố”, Trung tâm giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, tài chính, đất đai, môi trường. Từ đó, ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai dự án. Tuy nhiên, để đảm bảo được hoạt động hiệu quả và tránh sự

chồng chéo của các cơ quan, đơn vị nên đến cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1821/QĐ-TTg ngày 17/11/2020 giải thể Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hải Phòng theo đó sẽ điều chuyển chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm về Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng.

Hải Phòng cũng đã ban hành danh mục dự án kêu gọi FDI, với 50 dự án tập trung ở 10 ngành, lĩnh vực khác nhau: Ngành điện tử, điện lạnh, tin học; ngành cơ khí, chế tạo; ngành công nghiệp hóa chất, lọc dầu; ngành luyện kim; ngành giao thông vận tải; lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; lĩnh vực thông tin, truyền thông; lĩnh vực nông nghiệp; lĩnh vực Y tế; lĩnh vực khác: Dự án trường dạy nghề chất lượng cao; Xây dựng khu công nghiệp chuyên sâu. Hoạt động này cũng gây được sự chú ý của nhiều DN và đã đạt được kết quả nhất định với sự đầu tư của nhiều DN lớn như VinGroup, SunGroup,... Tính đến tháng 11/2020, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Hải Phòng đã có kết quả tích cực với 753 dự án còn hiệu lực. Từ đầu năm đến 15/11/2020 toàn thành phố có 68 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư 1.020,13 triệu USD, 38 dự án điều chỉnh tăng vốn (số vốn tăng là 365,82 triệu USD) và tăng chủ yếu ở ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Từ nửa cuối tháng 10 đến 15/11/2020 có 07 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 517,3 triệu USD. Điều chỉnh tăng vốn có 05 dự án với số vốn tăng là 39,2 triệu USD. Đối với dự án cấp mới, điển hình là Dự án Pegatron với số vốn đăng ký mới là 481 triệu USD. Có 21 dự án chấm dứt hoặc tạm ngừng hoạt động trong đó: 15 dự án nhà đầu tư quyết định chấm dứt dự án, 2 dự án do hết thời hạn dự án và 4 dự án tạm dừng. Theo thống kê của Cục Thống kê thành phố Hải Phòng thì thực hiện kêu gọi FDI của thành phố đã đạt kết quả khả quan.

Tập trung cải thiện các chỉ số NLCT còn yếu để giải quyết triệt để những hạn chế trọng việc nâng cao NLCT cấp tỉnh. Các nhóm chỉ số NLCT cấp tỉnh đã đạt kết quả tốt vẫn tiếp tục được chú trọng, duy trì. Điều này đảm bảo sự phát triển đồng đều về mọi mặt trong nâng cao NLCT cấp tỉnh của thành phố Hải Phòng. Tránh được hiện tượng chỉ tập trung phát triển một số các chỉ số NLCT làm mất cân đối trong việc nâng cao NLCT của thành phố Hải Phòng.

Bảng 3.1. Thu hút vốn đầu tư từ đầu năm đến tháng 11/2020

Đơn vị: triệu đô

STT Nội dung Số vốn

1 Tổng vốn đầu tư 19.127,1

2 Vốn điều lệ 6.917,3

3 Vốn Việt Nam góp 250,5

4 Nước ngoài góp 6.666,8

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng) 3.1.2.3. Nhu cầu của thị trường và tăng trưởng nền kinh tế

Nhu cầu của thị trường và quy mô tăng trưởng của nền kinh tế Hải Phòng hay chính là sức phát triển của thị trường Hải Phòng trong thời gian qua. Thông qua sự phát triển của các lĩnh vực khác nhau, có thể thấy được quy mô tăng trưởng của nền kinh tế Hải Phòng, từ đó dự đoán được các nhu cầu của thị trường trong giai đoạn tương lai, để có các chính sách điều chỉnh phù hợp góp phần NLCT cấp tỉnh của Hải Phòng. Tăng trưởng kinh tế tại Hải Phòng được nghiên cứu từ năm 2017 đến hết tháng 11 năm 2020 với sự phát triển của từng lĩnh vực như sau:

Một là, phát triển sản xuất (PTSX) công nghiệp tại các DN chưa ổn định. Chỉ số PTSX công nghiệp (IIP) tháng 11/2020 ước giảm 1,03% so với tháng trước và tăng 16,35% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 11/2020, chỉ số PTSX toàn ngành công nghiệp Hải Phòng ước tăng 14,5% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 19,94% so với cùng kỳ; khai khoáng giảm 4,17%; sản xuất và phân phối điện giảm 26,37%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 8,96%.Trong các ngành công nghiệp cấp I, ngành chế biến, chế tạo tăng 16,43%, đóng góp 15,05 điểm % vào mức tăng chung; 03 ngành có chỉ số giảm là ngành sản xuất và phân phối điện (giảm 5,9%); ngành khai khoáng (giảm 26,14%); ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải (giảm 5,77%).

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng) Hai là, nhu cầu và quy mô lao động của Hải Phòng. Lao động của các DN tại thời điểm 01/11/2020 dự kiến tăng 0,6% so với tháng trước và giảm 5,18% so với cùng kỳ, trong đó lao động khu vực DN nhà nước giảm 2,2%; lao động DN ngoài nhà nước giảm 13,3%; lao động DN có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,0% so cùng kỳ. Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong khai khoáng giảm 10,1% so với cùng thời điểm năm trước; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,3%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 1,7%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 2,6%.

Hình 3.2. Tỷ lệ về chỉ số IIP của các ngành 11 tháng năm 2020 so với cùng kỳ

Đơn vị: %

Tỷ lệ chỉ số IIP

Điểm đóng góp

Toàn ngành công nghiệp 114,50 14,50

Khai khoáng 73,86 -0,06

Công nghiệp chế biến, chế tạo 116,43 15,05

Sản xuất và phân phối điện 94,10 -0,43

Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải 94,23 -0,06

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng) Ba là, hoạt động thương mại dịch vụ đến tháng 11/2020 tiếp tục giữ đà tăng trưởng tích cực, công tác bình ổn thị trường đã phát huy hiệu quả. Tổng mức bán lẻ

hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các DN tháng 11/2020 ước đạt 13.154,2 tỷ đồng, tăng 0,87% so với tháng trước, tăng 11,51% so với cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 11 tháng trong năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 130.372 tỷ đồng, tăng 8,09% so với cùng kỳ năm trước.

Hình 3.3. Bán lẻ và doanh thu chia theo ngành hoạt động đến tháng 11/2020

Ước tháng 11 (Tỷ đồng) Cộng dồn 11 tháng (Tỷ đồng) Tỷ lệ tháng 11/tháng 10 Tỷ lệ tháng 11 năm 2020/tháng 11 năm 2019 Tỷ lệ 11 tháng năm 2020/11 tháng năm 2019 Tổng số 13.154,2 130.372,0 100,87 111,51 108,09

Bán lẻ hàng hóa 10.255,6 104.759,5 101,80 113,76 111,72 Dịch vụ lưu trú 159,7 1.595,5 93,94 103,68 92,17 Dịch vụ ăn uống 1.838,2 16.008,1 95,60 106,04 94,96 Dịch vụ lữ hành 17,1 139,2 99,85 92,51 70,75 Dịch vụ khác 883,6 7.869,7 103,13 100,97 97,57

(Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hải Phòng)

Nhìn chung, việc nhận định được những nhu cầu của thị trường hay xu hướng hiện tại của nền kinh tế Hải Phòng, để cạnh tranh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ cũng góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hoặc luân chuyển hàng hóa sang các tỉnh khác của thành phố.

3.1.2.4. Sự hỗ trợ của các ngành, các bên liên quan

Ngoài những điều kiện đầu vào là lợi thế sẵn có thì Hải Phòng còn nhận được trợ giúp từ chính sách nhà nước. Chính phủ và thành phố Hải Phòng ban hành chính sách ưu đãi thúc đẩy bất động sản phát triển. Đồng thời, các chính sách sẽ giúp thu hút nguồn đầu tư lớn trong và ngoài nước.

Hỗ trợ của các cơ quan liên quan, điển hình là sự hỗ trợ của Chính phủ trong chính sách phát triển khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, nằm trong danh sách 16 khu kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Đây cũng là một trong những khu được hưởng

khá nhiều ưu đãi đầu tư theo pháp luật hiện hành của nước ta. Những dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh, DN chỉ chịu thuế suất thuế thu nhập 10% trong 15 năm. Đồng thời được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 04 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo. Hơn thế nữa, người lao động khi làm việc tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải sẽ được giảm 50% thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra còn có ưu đãi cho thuế xuất – nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước,… đối với các DN đang hoạt động kinh doanh tại Hải Phòng.

Phần lớn sự hỗ trợ đối với hoạt động nâng cao NLCT cấp tỉnh của Hải Phòng đến từ sự đầu tư, chú trọng phát triển của Nhà nước, Chính phủ. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của lãnh đạo chính quyền thành phố trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với các quốc gia như Nhật Bản. Từ những sự hỗ trợ đó, Hải Phòng đã kịp thời nắm bắt cơ hội để vươn lên ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w