Với những điều kiện thuận lợi về địa lý tự nhiên cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn thiện, Hải Phòng phải trở thành một thành phố cảng quan trọng xứng tầm với những lợi thế cạnh tranh hiện có và thu hút được nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đến đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, Hải Phòng cũng cần có chọn lọc trong việc thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhằm hình thành và phát triển các khu công nghiệp sinh thái, bảo đảm hài hòa giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ và bảo vệ môi trường. Thực tế, Hải Phòng đã có những kết quả nhất định trong việc thúc đẩy liên kết thị trường. kêu gọi đầu tư vào đa lĩnh vực, từng lĩnh vực riêng đều được chú trọng, quan tâm, đầu tư và có những chính sách kêu gọi riêng theo từng
hạng mục. Trong đó, có phân chia danh mục để dễ dàng, thuận tiện cho việc kêu gọi đầu tư là: danh mục dự án kêu gọi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giai đoạn 2016- 2020 và danh mục các dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP giai đoạn 2016- 2020. Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư được cập nhật công khai trên website chính thức của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng.
Hải Phòng cũng triển khai kênh kết nối đầu tư và tổ chức các chương trình, hội thảo kết nối đầu tư với các DN trong và ngoài nước. Đồng thời, chia sẻ trên cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng danh sách, số lượng các DN trong nước tại Hải Phòng muốn kết nối với các DN nước ngoài và ngược lại. Ngoài ra, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng còn tổ chức các chương trình gặp mặt, ghép cặp các DN trong nước và DN nước ngoài tại Hải Phòng gặp gỡ, giao lưu theo các khung giờ khác nhau để đảm bảo việc trao đổi đạt được kết quả cao nhất. Các thông tin trên đều được đăng tải công khai trên cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc triển khai các hoạt động kết nối cũng như duy trì kênh thông tin kết nối DN hiệp trên website chính thức của Hải Phòng góp phần tích cực đến sự liên kết và thúc đẩy liên kết thị trường tại Hải Phòng.
Hải Phòng cũng tích cực kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn ODA, NGO và đề xuất các chương trình, dự án sử dụng các nguồn vốn trên. Ngoài tiếp nhận các nguồn vốn, Hải Phòng còn đẩy mạnh các hoạt động đầu tư ra nước ngoài với hình thức đầu tư trực tiếp (FDI). Các hoạt động này đều được quy định cụ thể về TTHC, trình tự giải quyết, hồ sơ thực hiện và được đăng tải công khai trên các trang website chính thức của Hải Phòng, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng.
Bảng 3.3. Nguồn vốn ODA tại Hải Phòng trong giai đoạn 2018-2020
(Đơn vị: tỷ đồng)
Năm Tổng số vốn ODA
được giao Giải ngân Chênh lệch
2018 1.514 946 568
2019 216 199,6 16,4
10/2020 1.800 900 900
Theo Sở Tài chính, năm 2018, tổng số vốn vay ODA được bố trí kế hoạch của Hải Phòng là 1.514 tỷ đồng, đã giải ngân 946 tỷ đồng, bằng 62,5% kế hoạch. Số vốn còn lại chưa giải ngân là 568 tỷ đồng, tương ứng với 37,5% kế hoạch giao. Năm 2019, tổng số vốn vay ODA được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch cho Hải Phòng là 216 tỷ đồng, đã giải ngân 199,6 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 92,4%. Tuy nhiên, nguồn vốn theo yêu cầu còn thiếu nhiều nên cũng ảnh hưởng tới tiến độ của 2 dự án ODA là dự án phát triển giao thông đô thị Hải Phòng và dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng giai đoạn 1 (Thanh Hiệp, 2020).
Báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cho biết, tổng số vốn ODA cho các dự án của thành phố Hải Phòng trong năm 2020 là hơn 1.800 tỷ đồng (bao gồm cả hơn 500 tỷ đồng vốn của năm 2019 chuyển sang). Tuy nhiên, đến hết tháng 10/2020, nguồn vốn này mới giải ngân được hơn 900 tỷ đồng (đạt 50% kế hoạch). Đây là tỷ lệ thấp so với tổng số vốn cần giải ngân trong năm 2020.Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn ODA từ nay đến cuối năm với tỷ lệ cao nhất, UBND thành phố Hải Phòng đã yêu cầu các ngành, đơn vị liên quan, đặc biệt là các chủ đầu tư, ban quản lý dự án nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ giải ngân, góp phần vào tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 của thành phố (Vân Hà, 2020).
(Nguồn: Thống kê của Sở Tài chính Hải Phòng)
Bên cạnh đó, Hải Phòng tiếp tục chủ động thúc đẩy liên kết thị trường trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có trình độ công nghệ cao, công nghệ mới, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nghiên cứu phát triển, cam kết chuyển giao công nghệ, có tác động lan tỏa, liên kết với các DN trong nước theo chuỗi giá trị.