Thực trạng đồng hành cùng doanh nghiệp của chính quyền

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 85 - 87)

Chính quyền thành phố cũng hướng tầm nhìn phát triển mạnh các ngành nghề, lĩnh vực hiện đang là thế mạnh của địa phương và đồng hành cùng các DN kinh doanh trong các lĩnh vực này. Kế hoạch đến năm 2025, Hải Phòng sẽ phát triển 15 khu công nghiệp với tổng diện tích 6.418 ha, 23 cụm công nghiệp với tổng diện tích 973 ha, bảo đảm 100% khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Chính quyền thành phố Hải Phòng cũng khuyến khích, hỗ trợ chuyển đổi và xây dựng các khu công nghiệp sinh thái, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung. Lĩnh vực du lịch được cho là tiềm năng lớn của Hải Phòng, những năm trước đây chưa thực sự phát triển tương xứng với những lợi thế sẵn có của địa phương, nhìn nhận thực tế này, lãnh đạo chính quyền nhiệm kỳ mới đưa kế hoạch tập trung đẩy mạnh liên kết vùng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển.

Thực tế cho thấy các địa phương đứng đầu cả nước về NLCT cấp tỉnh đều có những mô hình mang tính đột phá để đồng hành cùng DN. Đối với Hải Phòng, sự đột phá để đồng hành cùng DN nằm ở 2 khía cạnh (Bùi Hạnh, 2018):

Một là, Hải phòng xây dựng Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố. Đây được coi là 1 trong những địa chỉ đáng tin cậy về tiếp nhận thông tin ban đầu và trực tiếp trao đổi với các nhà đầu tư đang tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Hải Phòng. Trung tâm cũng chính là kênh hiệu quả giúp các nhà đầu tư tìm hiểu nhanh thông tin đối với thành phố Hải Phòng.

Hai là, thành phố Hải Phòng trực tiếp đứng ra tổ chức đối thoại DN thường kỳ hàng tháng. Hội nghị này được coi như một diễn đàn để DN bày tỏ vướng mắc, đồng thời kiến nghị những khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua chương trình lãnh đạo thành phố có thể nắm bắt được các thông tin phản ánh để rà soát lại công việc của các cấp, các ngành, từ đó đưa ra những chỉ đạo rút kinh nghiệm hoặc khắc phục kịp thời những khó khăn giúp DN tháo gỡ vướng mắc. Cụ thể trong năm 2016, 2017, Hải Phòng đã giải quyết triệt để và ngay lập tức 70% số

lượt kiến nghị của DN, 30% còn lại được giải quyết tuần tự theo quy trình. Đây là một con số đáng vui cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền thành phố Hải Phòng và góp phần nâng cao NLCT cấp tỉnh của thành phố lên nhóm dẫn đầu cả nước trong năm 2017. Công tác thực hiện này tiếp tục được duy trì bền vững góp phần giữ vững phong độ về NLCT của Hải Phòng trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, Hải Phòng cũng mạnh dạn “tấn công” trực diện vào các chỉ số PCI còn yếu để nâng cao NLCT cấp tỉnh và ban hành kế hoạch hành động cụ thể để nâng cao từng chỉ số thành phần như:

Đối với chỉ số gia nhập thị trường, kế hoạch cụ thể: Quyết tâm tăng điểm và vị trí xếp hạng về chỉ số gia nhập thị trường. Giao việc cụ thể, phù hợp với từng chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị để nhằm rút ngắn nhất có thể khoảng cách tiến đến mục tiêu chung về nâng cao NLCT cấp tỉnh của Hải Phòng. Sở Kế hoạch và Đầu tư trao đổi, hướng dẫn DN các thủ tục liên quan đến ĐKKD, đăng ký thuế. Sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất tăng lao động biên chế hoặc hợp đồng cho Sở Kế hoạch và Đầu tư. Các Sở, ban, ngành, địa phương nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ, giảm thời gian cấp phép giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chuyên ngành. UBND các quận, huyện thực hiện liên thông thủ tục đăng ký hộ kinh doanh và đăng ký thuế.

Chỉ số chi phí thời gian: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị thuộc hệ thống chính quyền thành phố Hải Phòng quyết tâm tăng điểm và vị trí xếp hạng về chỉ số chi phí thời gian, trong đó đặc biệt lưu ý 07 chỉ số thành phần sau: Chỉ số cán bộ công chức giải quyết công việc hiệu quả (năm 2019 xếp hạng 60/63 tỉnh, thành phố, giảm 03 bậc so với năm 2018); Chỉ số cán hộ công chức thân thiện (năm 2019 xếp hạng 60/63 tỉnh, thành phố, tăng 03 bậc so với năm 2018, năm 2018 đứng cuối bảng xếp hạng); Chỉ số DN không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục đạt 48% (năm 2019 xếp hạng 62/63 tỉnh, thành phố, tăng 01 bậc so với năm 2018, năm 2018 đứng cuối bảng xếp hạng); Chỉ số tỷ lệ DN bị thanh, kiểm tra từ 5 cuộc trở lên trong năm (năm 2019 xếp hạng 56/63 tỉnh, thành phố, giảm 14 bậc so với năm 2018); Chỉ số nội dung thanh, kiểm tra bị trùng lặp (năm 2019 xếp hạng 56/63 tỉnh, thành phố,

giảm 11 bậc so với năm 2018); Chỉ số số giờ trung vị cho mỗi cuộc làm việc với thanh tra, kiểm tra thuế (năm 2019 xếp hạng 48/63 tỉnh, thành phố, giảm 10 bậc so với năm 2018); Chỉ số thanh, kiểm tra tạo cơ hội cho cán bộ nhũng nhiễu DN (năm 2019 xếp hạng 47/63 tỉnh, thành phố, giảm 01 bậc so với năm 2018).

Như vậy, với việc đồng hành cùng DN, trong đó xác định rõ mục tiêu, phân công nhiệm vụ của mỗi đơn vị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, đã góp phần giúp Hải Phòng những năm gần đây vươn lên vị trí cao về NLCT cấp tỉnh cũng như duy trì được vị trí xếp hạng của mình. Với những nỗ lực, nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch nâng cao NLCT cấp tỉnh đã tạo nền tảng để thành phố Hải Phòng vững bước trên đường phát triển và hội nhập, xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố đẹp, văn minh, hiện đại, đáng để các DN đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố hải phòng (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w