Tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính đơn vị

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 37 - 39)

- Bộ máy quản lý tài chính: Bộ máy quản lý tài chính trong đơn vị cần phải nhận thức được về chủ tài chính và trình độ của người quản lý trong đơn vị. Vì vậy, để thực hiện quản lý tài chính nói chung và thực hiện kế hoạch tài chính nói riêng mỗi tổ chức, cá nhân thực hiện quản lý tài chính phải làm việc thật sự hiệu quả nhằm đảm bảo không gây lãng phí thất thoát trong việc sử dụng vốn để đem lại lợi ích cho cơ quan và nhà nước. Một khi bộ máy quản lý nhận thức được vấn đề đó thì hiệu quả công việc sẽ đem lại thành công trong lĩnh vực quản lý tài chính. Bởi vì thành công luôn là động lực của sự làm việc hiệu quả. Cơ chế quản lý tài chính sẽ phát huy tốt hay hạn chế sự phát triển của đơn vị tùy thuộc vào năng lực, trình độ của người vận dụng nó.

- Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính: Ở tầm vĩ mô, trình độ của bộ phận lập, xây dựng kế hoạch chi tài chính là những người đề ra cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị thực hiện. Đối với đơn vị, việc thực hiện cơ chế tự chủ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người lãnh đạo, người làm công tác quản lý tài chính trong khoảng thời gian được định. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch quản lý tài chính là một khâu rất quan trọng để xác định được khả năng thực hiện tài chính hàng năm của mỗi đơn vị và đây cũng là then chốt trong việc giao kế hoạch quản lý tài chính cho đơn vị nhằm đảm bảo khả năng thực hiện kế hoạch của đơn vị để tránh và giảm thiểu việc thừa ngân sách hoặc không triển khai kịp nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chínhvà chức năng nhiệm vụ được giao của cơ quan/đơn vị: Căn cứ vào từng cơ quan/đơn vị mà cơ chế quản lý tài

chính cũng có sự khác nhau, nhất là ở những đơn vị có tính chất đặc thù. Mỗi một cơ quan/đơn vị đều được giao những nhiệm vụ cụ thể, nhiệm vụ đó chi phối mọi hoạt động của đơn vị trong đó có hoạt động tài chính.

Khi thực hiện dự toán cần đảm bảo phù hợp với dự toán được phê duyệt, đúng quy định, đúng định mức, hạn chế tối đa chi phát sinh và chi các khoản không cần thiết dẫn đến bội chi:

+ Chi phù hợp với mục đích, định mức, tiêu chuẩn, các quy định khác có liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính.

+ Đầy đủ các hồ sơ thanh toán theo quy định quả pháp luật, các mẫu thu chi phải theo đúng quy định của nhà nước.

+ Kịp thời gian thực hiện các nhiệm vụ được giao và đã được phê duyệt trong dự toán, nhất là các nhiệm vụ đầu tư, mua sắm.

- Kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị như: thanh tra, kiểm tra tài chính ... theo định kỳ Vụ Kế hoạch – Tài chính sẽ thành lập tổ kiểm toán đến kiểm tra và làm việc trực tiếp tại các cơ quan/đơn vị trong Ban nhằm kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ được giao, kiểm tra hồ sơ quyết toán đặc biệt là hệ thống kiểm toán nội bộ các thủ tục kiểm toán và các loại kiểm toán. Hệ thống kiểm toán nội bộ tốt, phát huy được hiệu quả có vai trò rất quan trọng đến hoạt động quản lý tài chính của đơn vị, thể hiện ở một số vấn đề sau:

+ Kiểm toán nội bộ giám sát và đảm bảo tin cậy số liệu của kế toán giúp cho các nhà quản lý có được thông tin chính xác trong việc đưa ra các quyết định về điều chỉnh, quản lý và quản trị của đơn vị mình.

+ Kiểm toán nội bộ giúp phát hiện kịp thời những vướng mắc trong hoạt động quản lý tài chính của đơn vị để giúp cho các thủ trưởng đơn vị có được các xử lý thích hợp.

+ Kiểm toán nội bộ ngăn chặn các sai phạm có khả năng xảy ra trong công tác quản lý tài chính làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị. Như vậy, thông qua việc xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến tài

chính trong các cơ quan nhà nước giúp cho việc đề ra và thực thi kế hoạch tài chính trong các cơ quan nhà nước đạt được mục tiêu đã xây dựng.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w