Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 80 - 87)

* Hạn chế

- Về tổ chức bộ máy: Việc bố trí cán bộ kế toán tại đơn vị còn chưa phù hợp, năng lực ít có sự luân chuyển công việc nên đa số các kế toán viên thực hiện chỉ biết thực hiện nghiệp vụ của mình nên trong trường hợp cần thiết thì việc bố trí người làm thay gặp nhiều khó khăn.

Trình độ của kế toán viên vẫn còn hạn chế, chưa cập nhật được các văn bản pháp lý (sửa đổi, thay thế), hướng dẫn của cấp trên nên trong nhiều tình huống xử lý còn gặp nhiều bất cập. Trong tiến trình tin học hóa từ khi áp dụng phần mềm quản lý tài chính tại các cơ quan thì nhiều kế toán viên, đặc biệt là những người có tuổi chưa có ý thức nâng cao trình độ sử dụng máy tính nên hiệu quả công việc chưa thực sự hiệu quả. Minh chứng như tại phòng Tài chính – Kế hoạch của đơn vị Tạp chí An toàn thông tin tuyển một đồng chí về làm việc với chức danh Kế toán. Tuy người này tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kế toán Tổng hợp nhưng khả năng trong việc áp dụng luật và các công việc thuộc dự án thì người này sẽ phải kiêm nhiệm nhưng lại không có kinh nghiệm để giúp đơn vị giải trình việc này sẽ gây khó khăn cho đơn vị trong việc thanh toán với Kho bạc Nhà nước.

toán cũng chưa cao; tình trạng khá phổ biến là có loại dự toán thừa, có loại dự toán thiếu; đơn vị này thừa, đơn vị kia thiếu; kể từ khi đồng bộ hóa dự toán từ năm 2015 thì việc điều chỉnh, bổ sung dự toán của Bộ ngành diễn ra khá phổ biến. Các cán bộ kế toán, tài chính của Ban gặp nhiều khó khăn trong dự trù thu - chi NSNN hàng năm đảm bảo yêu cầu đúng, đủ và hiệu quả. Công tác dự báo chi còn yếu, thiếu phương pháp khoa học, thiên về đánh giá, dự báo mang tính cảm tính. Dự toán chi NSNN vẫn mang tính bao cấp, nặng về phân chia, chưa có những khoản mục chi mạnh, đủ tầm để tạo hiệu quả trong công tác cơ yếu; thiếu những lựa chọn chi tiêu mang tính chiến lược. Vì vậy, hiệu quả công tác lập dự toán thu - chi NSNN của Ban Cơ yếu Chính phủ không cao, làm gia tăng số lần điều chỉnh dự toán trong năm của đơn vị. Minh chứng cho việc này như Kế hoạch chi ngân sách của năm 2019 đã được phê duyệt từ tháng 12/2018. Nhưng trong năm 2019 bất ngờ có dịch bệnh Covid-19 nên kéo theo rất nhiều hạn chế trong việc thực hiện chi ngân sách, điều này khiến cho dự toán chi phải điều chỉnh cắt/giảm ngân sách của Ban.

- Về tổ chức thực hiện dự toán: Việc phân bổ và duyệt dự toán chi tiết của các đơn vị thường rất chậm so với quy định. Nộp ngân sách còn chưa đúng tiến độ. Công tác điều hành chi cần chủ động, linh hoạt hơn.

Chi đầu tư cho đầu tư xây dựng cơ bản thường bị chia nhỏ, chi dàn trải. Nguyên nhân một phần do sản phẩm xây dựng cơ bản dở dang hàng năm lớn, một phần vốn thu vào ngân sách chậm, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản phức tạp, dự án và nguồn vốn đầu tư cho dự án không đi song song với nhau. Điều đó đã dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án cũng đồng nghĩa với lãng phí, thất thoát, vi phạm điều lệ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó công tác lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình, hạng mục công trình hoàn thành của các chủ đầu tư thường chậm so với quy định, chất lượng báo cáo còn nhiều sai sót, thiếu mẫu biểu theo quy định.

biến. Các đơn vị sử dụng NSNN chưa thực hiện các chế độ chính sách chi tiêu một cách nghiêm túc, nhất là đối với các khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi vật tư, văn phòng, thông tin tuyên truyền liên lạc, chi công tác phí trong nước, hội nghị, chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón khách nước ngoài vào Việt Nam… Các khoản chi thường xuyên của nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng chế độ chứng từ hóa đơn theo quy định.

Công tác xây dựng và điều chỉnh dự toán của đơn vị có nhiều tiến bộ nhưng so với yêu cầu vẫn còn hạn chế.

Công tác chuẩn bị hồ sơ thủ tục xây dựng dự án của các đơn vị chưa kịp thời, chất lượng còn hạn chế dẫn đến quá trình triển khai điều hành dự toán có nội dung còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu;

Chế độ báo cáo tài chính của đơn vị có đổi mới nhưng về chất lượng, thời gian chưa đáp ứng yêu cầu.

- Về công tác quyết toán: Sau khi Luật Ngân sách ra đời đã thay đổi cơ hình thức thanh toán, đa phần bằng hình thức thanh toán giao dự toán, tuy nhiên Luật vẫn còn thừa nhận và để tồn tại một số hình thức chi khác như Ghi thu - Ghi chi, lệnh chi tiền, kinh phí ủy quyền. Những hình thức chi này rất hạn chế trong công tác kiểm soát chi ngân sách.

Đối với kinh phí ủy quyền từ ngân sách Nhà nước hình thức nội dung cấp phát chưa rõ ràng, có loại cấp theo dự toán, có loại cấp theo lệnh chi do đó vai trò kiểm soát chi NSNN của Ban gần như không phát huy tác dụng trong các hình thức chi này.

Qua khảo sát vẫn còn ý kiến cho rằng các mẫu chứng từ cung cấp mẫu chưa kịp thời, cán bộ kế toán các đơn vị chưa thực hiện đúng mẫu nên phải làm đi làm lại rất mất thời gian.

Hạn chế trong việc áp dụng quy trình trong quản lý NSNN: việc giao nhận hồ sơ một cửa còn khó khăn do chưa có phần mềm giao nhận hồ sơ dẫn

đến việc giao nhận mất nhiều thời gian do phải làm bằng thủ công, nhất là vào các thời điểm cuối năm.

- Về công tác kiểm tra, giám sát:

Vẫn còn ý kiến cho rằng công tác kiểm tra, giám sát chưa thực sự chặt chẽ, số cuộc kiểm tra nội bộ chưa nhiều; chế tài xử lý với những đối tượng vi phạm chưa nghiêm.

* Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân khách quan:

Hệ thống NSNN theo luật NSNN 2002 hiện mang tính lồng ghép, NSNN bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, nên quy trình ngân sách khá phức tạp; thời gian xây dựng dự toán ngân sách tương đối dài, nhưng thời gian cho mỗi cấp ngân sách lại ngắn, phụ thuộc lẫn nhau, nên hiệu quả hạn chế, trách nhiệm của từng cấp chưa thực sự rõ ràng, nhất là chưa thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới. Quy định về phạm vi thu, chi ngân sách của đơn vị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ chưa rõ ràng, đặc biệt là việc để lại chi từ nguồn thu phí, lệ phí cho các cơ quan hành chính chưa đáp ứng được đầy đủ nguyên tắc chi NSNN; việc quản lý các khoản phí, lệ phí của dịch vụ kiểm định sản phẩm mật mã chưa thống nhất giữa các mục và giữa các đơn vị.

Bên cạnh đó, các cơ chế quản lý NSNN cũng chưa quy định rõ yêu cầu hàng năm, các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách và các cấp ngân sách khi quyết toán ngân sách phải gửi kèm theo thuyết minh kết quả thực hiện ngân sách và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đơn vị; chưa có quy định cụ thể về việc phân công quản lý các chương trình, dự án lớn, trọng điểm của Ban Cơ yếu đối với các cơ quan đơn vị khi tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện ngân sách gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của chương trình, dự án. Điều đó dẫn đến có những hoạt động chi NSNN không đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm hoặc chi NSNN vượt quá phần ngân sách dự toán cho nhiệm vụ được giao.

Hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu còn thiếu và lạc hậu, không phù hợp thực tế, nhất là trong lĩnh vực chi thường xuyên và các khoản chi cho con người. Các định mức chi tiêu hiện chưa tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp của Ban Cơ yếu Chính phủ.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Bộ máy tài chính - kế toán tại Ban hiện được tổ chức chưa thực sự phù hợp. Phòng Kế toán ở Vụ Kế hoạch - Tài chính thuộc Ban được bố trí 6 công chức, trong đó có 2 công chức có kinh nghiệm dưới 5 năm. Với khối lượng công việc như hiện tại, Phòng Tài chính - Kế toán cần được bổ sung thêm biên chế để hoàn thành tốt, kịp thời các nhiệm vụ. Chất lượng công chức không đồng đều, một số công chức chưa có đủ kinh nghiệm cần thiết để giải quyết công việc độc lập, công tác tham mưu còn hạn chế, chưa chủ động nghiên cứu, đề xuất ý kiến để giải quyết công việc.

Mô hình tổ chức kế toán tại các đơn vị sự nghiệp hiện chưa có sự thống nhất. Theo quy định, mỗi đơn vị tối thiếu phải có 3 chức danh là kế toán trưởng, kế toán thanh toán, thủ quỹ, nhưng có nhiều đơn vị, chức danh kế toán vẫn là kiêm nhiệm hoặc không có kế toán trưởng trong thời gian dài. Mặt khác, nhân sự làm công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp thường xuyên có sự thay đổi do điều động, luân chuyển vị trí công tác nên cán bộ làm công tác tài chính gặp khó khăn trong tiếp cận, làm quen với quá trình quản lý tài chính tại đơn vị mới.

Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ công chức quản lý NSNN còn tồn tại, là kết quả của cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối với ngành tài chính (một số lĩnh vực ấn định thu - chi, cơ chế xin cho…). Những sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân sách xuất phát từ chủ quan trong quản lý, điều hành ngân sách gây ra, thậm chí có cán bộ tài chính biết một số khoản chi NSNN chưa đúng pháp luật, không có hiệu quả nhưng vì lợi

ích cục bộ của cơ quan, đơn vị, lợi ích cá nhân vẫn quyết định dự trù, phân bổ và triển khai thực hiện kinh phí từ NSNN dẫn đến chi ngân sách thiếu tập trung, dàn trải, quá thời gian quy định.

Đội ngũ cán bộ tài chính chất lượng được nâng cao nhưng chưa đồng đều, thiếu về số lượng; quy hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tài chính từ trên đến cấp cơ sở còn chưa hoàn chỉnh dẫn đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chưa đáp ứng được yêu cầu cao.

+ Kiểm soát hệ thống quy chế chi tiêu

Hệ thống quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tuy đã được xây dựng khá chi tiết, rõ ràng những vẫn chưa đầy đủ. Một số khoản chi thường xuyên phát sinh, nhưng chưa được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ, mà thực hiện theo quyết định của thủ trưởng đơn vị, dẫn tới hạn chế về tính công khai, dân chủ trong quá trình quản lý tài chính.

Chưa xây dựng được kế hoạch chi tiêu trung hạn và dài hạn nên thiếu căn cứ trong khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, việc phân bổ nguồn lực không tập trung được cho việc thực hiện các chiến lược, bị cắt khúc.

Các cơ quan, đơn vị, các ngành nghiệp vụ chưa quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch nhiệm vụ sát với yêu cầu thực tế để xây dựng dự toán đạt chất lượng cao.

Các đơn vị chưa tích cực triển khai kế hoạch và chi tiêu dự toán ngân sách ngay từ đầu năm thường dồn vào cuối năm. Việc đôn đốc thanh toán hoàn tất hồ sơ chứng từ chậm thường để dồn vào cuối năm.

Việc rà soát các văn bản quy định về lĩnh vực tài chính tại các đơn vị và do đơn vị ban hành chưa được tiến hành kịp thời, cho nên đơn vị vẫn tiếp tục thực hiện chi tiêu theo những quy định lạc hậu hoặc được ban hành không đúng thẩm quyền, gây ảnh hưởng không tốt đến việc chấp hành NSNN. Ngoài ra, việc xây dựng, hướng dẫn áp dụng các văn bản chế độ, quy định mới của

nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế toán tại Ban còn chưa kịp thời, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

+ Kiểm tra kiểm soát hoạt động tài chính ở Ban chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời; công tác tự kiểm tra tài chính - kế toán của Ban cũng chưa được quan tâm đúng mức do lãnh đạo Ban chưa chú trọng nhiều đến công tác này.

+ Về công khai tài chính: một số lĩnh vực quản lý chưa có quy định cụ thể về công khai tài chính, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các phòng ban và đơn vị trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn mang tính hình thức làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, công chức, của các đoàn thể chính trị - xã hội đối với việc quản lý tài chính tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp của Ban. Tình trạng quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp mới hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính chưa được quan tâm chỉ đạo quyết liệt nên vẫn còn những khoản thu chi sai mục đích, qua nhiều năm vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

+ Công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ và theo chuyên đề tại các đơn vị trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ. Sự phối hợp thanh tra kiểm tra công tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vị phạm quản lý tài chính một cách đúng mực để nâng cao ý thức chấp hành quy định quản lý tài chính của các đơn vị trực thuộc.

CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w