Giải pháp về hoàn thiện công tác lập dự toán

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 97 - 98)

Dự toán ngân sách phải được xây dựng dựa trên cơ sở định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và của Ban Cơ yếu Chính phủ trong năm kế hoạch. Việc lập và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm phải tính hết các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu và nhiệm vụ của đơn vị và tránh phải điều chỉnh tăng/giảm nhiệm vụ kế hoạch và ngân sách trong năm

thực hiện. Có như vậy, dự toán ngân sách mới đem lại hiệu quả cao. Các dự án đầu tư phát triển mới cần được luận chứng một cách khoa học, chặt chẽ, thuyết phục để trình lên các cấp có thẩm quyền, nhất là đối với Bộ Tài chính. Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN, việc xây dựng và lập dự toán chi ngân sách của Ban cần căn cứ dự toán phân bổ ngân sách. Xây dựng và lập dự toán chi ngân sách về chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên bố trí vốn để thanh toán khối lượng công trình xây dựng trụ sở mới và sửa chữa trụ sở cũ. Xây dựng dự toán chi thường xuyên cần phải chú trọng đối với lĩnh vực chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chi sự nghiệp kinh tế, nghiệp vụ chuyên môn và các nguồn kinh phí tự chủ không được giao thấp hơn mức dự toán do Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng giao; Những khoản chi thường xuyên không có định mức phân bổ, dự toán năm kế hoạch được xây dựng trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm báo cáo, dự kiến nhiệm vụ năm kế hoạch, số kiểm tra ngân sách năm kế hoạch được thông báo và chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ tiêu theo quy định hiện hành.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w