Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 67 - 71)

Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính (chấp hành dự toán). Mục tiêu của chấp hành dự toán tại Ban Cơ yếu Chính phủ là biến các chỉ tiêu thu, chi trong kế hoạch ngân sách từ khả năng, dự kiến thành hiện thực; Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước. Thông qua việc chấp hành ngân sách, Ban Cơ yếu Chính phủ tiến hành đánh giá sự phù hợp của công tác lập dự toán NSNN so với thực tiễn.

Mọi khoản thu chi ngân sách tại Ban Cơ yếu Chính phủ đều được thực hiện trong dự toán được giao, phân bổ chi tiết cho các đơn vị sử dụng ngân sách và trực tiếp kiểm soát qua KBNN. Do hoạt động đặc thù của Ban Cơ yếu Chính phủ trong lĩnh vực cơ yếu nên ngoài những khoản thu từ ngân sách nhà nước cấp, thu từ hoạt động sự nghiệp không bổ sung ngân sách thì Ban Cơ yếu Chính phủ không có khoản thu nào khác.

3.2.3.1. Thực hiện phân bổ và giao dự toán

Căn cứ vào dự toán ngân sách được Bộ Tài chính thống nhất phê chuẩn, Vụ Kế hoạch - Tài chính nghiên cứu và trình phương án, phân bổ tài chính cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Ban. Lãnh đạo Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ giao dự toán chi tiết cho các đơn vị này.

Về phân bổ và giao dự toán chi ngân sách, sau khi Ban Cơ yếu Chính phủ giao dự toán ngân sách, các đơn vị dự toán cấp III tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc được quy định tại Điểm a khoản 1 điều 44 của Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ. Dự toán chi thường xuyên được giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ theo từng loại của mục lục NSNN, theo các nhóm mục: Chi sự nghiệp khoa học - công nghệ; Chi sự nghiệp kinh tế; Chi quản lý hành chính; Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo; các khoản chi khác (Bảng 3.4).

Đối với chi đầu tư phát triển, các khoản chi này được thực hiện trên nguyên tắc quản lý cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản như cấp phát vốn trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán. Việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch. Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt và được thực hiện bằng hai phương pháp cấp phát không hoàn trả và có hoàn trả. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện bằng đồng tiền với việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả vốn đầu tư.

Bảng 3.4. Phân bổ dự toán chi của Ban Cơ yếu Chính phủ giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Triệu đồng

Nội dung chi Năm

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thực hiện chi Ngân sách các năm 388.206 487.809 575.024

Chi sự nghiệp kinh tế 691 480 480

Chi sự nghiệp khoa học – công nghệ 10.800 4.690 28.647

Chi giáo dục đào tạo 69.913 59.938 83.309

HĐ QL hành chính nhà nước 70 10 18

Chi đặc biệt 306.096 419.342 459.379

Chi sự nghiệp gia đình 2 3 3

Chi viện trợ 634 3.346 3.188

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Ban Cơ yếu Chính phủ giai qua các năm)

Trong quá trình thực hiện kế hoạch chi ngân sách cơ bản các cơ quan đơn vị đều đảm bảo và phù họp với dự toán được phê duyệt, thực hiện đúng quy định quy định của nhà nước, đúng dự toán, đúng mục đích, hạn chế tối đa chi phát sinh và chi các khoản không thực sự cần thiết.

- Chi phù hợp với mục đích, định mức, tiêu chuẩn, các quy định khác có liên quan đến quản lý, sử dụng NSNN.

- Đầy đủ các hồ sơ thanh toán theo quy định cuả pháp luật, các mẫu thu chi phải theo đúng quy định của nhà nước.

- Kịp thời thực hiện các nhiệm vụ được giao đã được phê duyệt trong dự toán, nhất là các nhiệm vụ đầu tư, mua sắm.

Thực tế vẫn còn nhiều nhiệm vụ chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng từ khâu lập dự toán cho đến khâu thực hiện dự toán bởi nhiều yếu tố khác điển hình như: Trong quá trình xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo, đơn vị phải xây dựng dự toán từ khoảng Quý II của năm trước, trình phê duyệt kế hoạch và dự toán cho năm tiếp theo nên có sự chênh lệch về giá trị gói thầu/dự toán (tăng/giảm theo thị trường).

Kế hoạch hàng năm của các đơn vị còn nhiều thiếu sót, thực tế trong quá trình thực hiện chi ngân sách vẫn còn phát sinh chi quá dự toán hoặc không hết

ngân sách được giao. Kế hoạch hàng năm đôi khi còn phát sinh nhiệm vụ. Bởi vậy, hàng năm đều có một kỳ điều chỉnh ngân sách để khắc phục cho việc chi vượt dự toán, chi không hết dự toán đã được giao bổ sung những nhiệm vụ cần thiết nhằm đảm bảo cho đơn vị hoàn thành nhiệm vụ chính trị.

* Khảo sát đánh giá công tác phân bổ dự toán:

Tác giả thực hiện khảo sát 40 cán bộ đảm nhận công tác quản lý ngân sách, kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 3.5 cho thấy: Phần lớn khoảng 95% các cán bộ phụ trách kế toán tại các đơn vị đều đồng ý với công tác lập dự toán thu sát với phân bổ dự toán; các khoản chi được công khai minh bạch; tuy nhiên còn một số ý kiến (5%) cho rằng nộp ngân sách phân bổ về các đơn vị đôi khi còn chậm, chưa đúng tiến độ. Công tác điều hành chi cần chủ động, linh hoạt hơn.

Bảng 3.5. Tổng hợp ý kiến về công tác thực hiện dự toán tại Ban Cơ yếu Chính phủ 2017-2019

Đơn vị tính: người

Nội dung Đồng ý Trung

lập

Không đồng ý

Lập dự toán thu sát với thực hiện 40 0 0

Các khoản chi được công bố công khai 40 0 0

Phân bổ kinh phí đúng tiến độ 38 0 2

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2020 3.2.3.2. Tổ chức điều hành và kiểm soát chi

Trong quá trình thực hiện dự toán, Vụ Kế hoạch - Tài chính theo dõi quản lý nguồn chi để tham mưu cho Ban Cơ yếu Chính phủ điều hành chi ngân sách được đảm bảo đúng luật. Đồng thời, Kho bạc nhà nước Trung ương có nhiệm vụ kiểm soát mọi khoản chi ngân sách nhà nước của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Các đơn vị sử dụng ngân sách đã căn cứ dự toán năm được giao thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức, tiêu chuẩn về chi tiêu ngân sách

nhiệm vụ, đảm bảo đúng nguyên tắc. Thực hiện 10% chi hoạt động ngoài lương và các khoản theo lương để thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định. Luôn đề cao thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Đối với chi đầu tư phát triển: Các chủ đầu tư căn cứ dự toán năm được giao và được Vụ Kế hoạch - Tài chính thông qua thẩm định về hồ sơ, cân đối nguồn vốn và khối lượng thanh toán, Vụ Kế hoạch - Tài chính nhập dự toán theo từng công trình, chủ đầu tư thực hiện thanh toán theo đúng quy định về quản lý chi đầu tư phát triển. Các khoản chi này được thực hiện trên nguyên tắc quản lý cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản như cấp phát vốn trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, đảm bảo đầy đủ các tài liệu thiết kế, dự toán. Việc cấp phát thanh toán vốn đầu tư và xây dựng cơ ban phải đảm bảo đúng mục đích, đúng kế hoạch. Cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản chỉ được thực hiện theo đúng mức độ thực tế hoàn thành kế hoạch, trong phạm vi giá dự toán được duyệt và được thực hiện bằng hai phương pháp cấp phát không hoàn trả và có hoàn trả. Cấp phát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải thực hiện giám đốc bằng đồng tiền với việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w