sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN đối với công tác cơ yếu, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật.
Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thẩm tra báo cáo tài chính. Xây dựng và thực hiện các chế độ đãi ngộ xứng đáng cho người có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra. Bên cạnh đó, cần quy định rõ ràng, đầy đủ về các hành vi và biện pháp xử lý đối với các hiện tượng vi phạm, kịp thời tăng cường sự kiểm tra, giám sát của tất cả mọi người đối với công tác quản lý tài chính, là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu trong mỗi đơn vị.
- Xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, răn đe sai phạm.
4.2.6. Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện quản lý tài chính ở Ban Cơyếu Chính phủ yếu Chính phủ
4.2.6.1. Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài chính
Hiện nay công nghệ thông tin đang trở thành công cụ có vai trò to lớn trong quản lý Nhà nước ở tất cả lĩnh vực. Việc sử dụng công nghệ thông tin
vào công tác kế toán tài chính là một yêu cầu tất yếu. Để việc ứng dụng tin học đạt hiệu quả cao cần:
- Thiết lập đồng bộ, thống nhất hạ tầng truyền thông theo yêu cầu của ngành Tài chính từ Vụ Kế hoạch - Tài chính đến các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, đáp ứng các yêu cầu triển khai ứng dụng tập trung của ngành. Phối kết hợp với cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin của Trung tâm Công nghệ thông tin để làm đầu mối cùng triển khai dự án trên.
- Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực ứng dựng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính được coi là yếu tố mang tính quyết định. Ban Cơ yếu Chính phủ cần thực hiện chương trình phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin thường xuyên tới 100% đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tài chính phục vụ trao đổi công việc chuyên môn, tập huấn các chương trình tác nghiệp trong khâu triển khai phần mềm quản lý tài chính. Kết hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng mở các khóa đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế, đào tạo lại, cập nhật kiến thức công nghệ mới cho lãnh đạo Ban, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và cán bộ làm công tác quản lý tài chính.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng truyển thông thống nhất, kết nối 100% các đơn vị hành chính sự nghiệp của Ban nhằm phục vụ các hoạt động quản lý tài chính quan trọng hàng ngày về thu chi ngân sách và hoạt động sự nghiệp, trao đổi dữ liệu nghiệp vụ đảm bảo tính an toàn bảo mật theo tiêu chuẩn chung của Bộ Quốc phòng.
- Áp dụng phần mềm hệ thống Quản lý thuế thu nhập cá nhân nhằm hỗ trợ tối đa các chức năng cơ bản trong quản lý thuế thu nhập cá nhân, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thuế.
* Áp dụng quy trình quản lý tài chính theo hình thức khoán chi hành chính
Thực hiện quy trình quản lý tài chính theo hình thức khoán chi hành chính nhằm tạo thế chủ động và tự chịu trách nhiệm trong việc bố trí cán bộ công chức, sử dụng kinh phí, xóa bỏ cơ chế “xin cho”, trao quyền cho đơn vị
có trách nhiệm quản lý sử dụng, tinh giản được bộ máy kiểm tra, xét duyệt biên chế, xét duyệt kinh phí, theo dõi chi NSNN, tạo điều kiện từng bước tăng thu nhập cho cán bộ công chức trong cơ quan hành chính (nhưng không làm tăng tổng quỹ tiền lương). Những giải pháp cần thực hiện đối với quản lý tài chính theo khoán chi hành chính ở Ban Cơ yếu Chính phủ là:
- Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính theo cơ chế xác lập các tiêu chí, định mức hợp lý, sát thực tế để cải tiến việc xây dựng và phân bổ ngân sách. Thực hiện quy trình quản lý tài chính theo hình thức khoán chi hành chính kết hợp với cải cách hành chính tạo tiền đề để thực hiện việc giao quyền chủ động sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế cho đơn vị, qua đó từng bước thực hiện việc tiêu chuẩn hóa cán bộ công chức, bố trí theo chuyên môn được đào tạo và theo nhiệm vụ đã được rà soát, xác định lại nhằm khắc phục sự chồng chéo nội bộ.
- Quy định rõ ràng, cụ thể việc giao quyền tự chủ trong các cơ quan, đơn vị; tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính.
- Thực hiện giao kinh phí tự chủ đối với những khoản chi nghiệp vụ đặc thù khi đã xác định rõ khối lượng công việc theo tiêu chuẩn, chế độ, định mức; cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa bằng một lần so với mức tiền lương, cấp bậc chức vụ… cho phép cơ quan thực hiện tự chủ được quyết định phướng án chi trả tăng thêm thu nhập cho từng công chức hoặc từng bộ phận, phòng, ban trên nguyên tắc gắn với hiệu quả, kết quả công việc của từng người, thay vì chi trả thu nhập tăng thêm theo kiểu cào bằng, bình quân như hiện nay. Bảo đảm thu nhập cho cán bộ, công chức khi thực hiện thí điểm khoán được nâng cao hơn so với mức tiền lương hiện hưởng do Nhà nước quy định.
- Công tác quán triệt tư tưởng, tạo tâm lý an tâm, đồng tình trong cán bộ công chức khi thực hiện khoán cần được quan tâm hàng đầu. Việc giải quyết chính sách đối với cán bộ dôi dư phải vận dụng nhiều biện pháp phù hợp, linh hoạt sáng tạo.
- Tổ chức lao động khoa học, cải tiến phương thức làm việc theo hướng nâng cao ý thức trách nhiệm cá nhân, đồng thời tăng cường ý thức cộng đồng, tạo không khí thi đua lành mạnh trong đơn vị, từ đó loại bỏ được thái độ thờ ơ vô trách nhiệm của cán bộ công chức.
4.2.6.2. Hoàn thiện Hệ thống quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Ban Cơ yếu Chính phủ
Như trên đã phân tích hệ thống quy chế chi tiêu nội bộ hiện hành của Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tuy đã được xây dựng khá chi tiết, rõ ràng những vẫn chưa đầy đủ. Việc đầu tư xây dựng một hệ thống quy định chi tiêu nội bộ là hết sức cần thiết. Trong đó quy định cụ thể các khoản chi và mức chi thường xuyên phát sinh theo quyết định của thủ trưởng đơn vị để đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình thực hiện các hoạt động tài chính.
Cần rà soát các văn bản quy định về mức chi nội thường xuyên phát sinh tại các đơn vị để khắc phục những quy định lạc hậu hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến việc chấp hành NSNN. Đồng thời hướng dẫn kịp thời việc áp dụng các văn bản chế độ, quy định mới của nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế toán tại Ban để các cơ quan, đơn vị, các ngành nghiệp vụ chủ động xây dựng kế hoạch nhiệm vụ sát với yêu cầu thực tế để xây dựng dự toán đạt chất lượng cao.
KẾT LUẬN
Quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả khả quan góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và của Đảng và Nhà nước trong việc đảm bảo an toàn thông tin cũng như phòng chống tội phạm công nghệ.
Công tác quản lý ngân sách tại Ban Cơ yếu Chính phủ đã đạt được những thành quả nhất định qua những nỗ lực để thực hiện tốt chức năng tham mưu với Thường vụ Đảng uỷ, Lãnh đạo Ban, cấp uỷ và chỉ huy các đơn vị trong việc xây dựng dự toán ngân sách; điều hành ngân sách, chấp hành ngân sách, kế toán, quyết toán ngân sách. Luận văn đã đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý ngân sách nhà nước tại Ban Cơ yếu Chính phủ. Luận văn đã nêu được một số mặt đạt được trong công tác lập dự toán, công tác thực hiện dự toán, quyết toán và công tác kiểm tra, giám sát. Đặc biệt tác giả đã chỉ ra được một số hạn chế trong công tác quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ: (i) Công tác lập dự toán chưa sát với thực hiện dự toán; chất lượng dự toán cũng chưa cao; (ii) Tổ chức thực hiện dự toán quả lý ngân sách rất chậm so với quy định, nộp ngân sách còn chưa đúng tiến độ, công tác điều hành chi cần chủ động, linh hoạt hơn; (iii) Công tác quyết toán ngân sách vẫn còn nhiều nội dung cấp phát chưa rõ ràng, mẫu chứng từ cung cấp mẫu chưa kịp thời, còn tình trạng chi sai định mức…); (iv) Công tác kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách chưa thực sự chặt chẽ, số cuộc kiểm tra nội bộ chưa nhiều; chế tài xử lý với những đối tượng vi phạm chưa nghiêm.
Từ các hạn chế trên tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp chính nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ như sau: (i) Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ngân sách của Ban; (ii) Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán; (iii) Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện dự toán; (iv) Giải pháp hoàn thiện quyết toán ngân sách; (vi) Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách tại Ban Cơ yếu Chính phủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Cơ yếu Chính phủ, 2013. Quy chế về công tác quản lý tài chính của Ban Cơ yếu Chính phủ.
2. Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ, 2014. Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT- BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
3. Bộ Tài chính, 2006. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính Phủ.
4. Bộ Tài chính, 2006. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. 5. Bộ tài chính, 2007. Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 71/2006/TT-BTC.
6. Bộ Tài chính, 2007. Thông tư số 83/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quyết định số 09/2007QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
7. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC.
8. Bộ Tài chính, 2012. Thông tư 161/2012/TT-BTC về hướng dẫn chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước).
9. Bộ Tài chính, 2017. Thông tư 84/2017/TT-BTC về hướng dẫn thủ tục nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa).
10. Dương Đăng Chinh, 2009. Giáo trình Lý thuyết tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính.
11. Chính phủ, 2013. Nghị định 32/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật cơ yếu về chế độ, chính sách đối với người làm công tác cơ yếu.
cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
13. Nguyễn Văn Được, 2007. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo của người chỉ huy, đổi mới toàn diện, cơ bản, đồng bộ và mạnh mẽ công tác tài chính đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội trong tình hình mới. Tạp chí Tài chính quân đội, Số 2.
14. Nguyễn Thị Thanh Hoa, 2015. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước. Luận Văn Thạc sĩ Khoa học Kinh tế, Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
15. Nguyễn Vân Anh, 2015. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Tổng cục dự trữ nhà nước. Luận văn thạc sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
16. Học viện Tài chính, 2002. Giáo trình Tài chính. Hà Nội: NXB Tài chính. 17. Học viện Tài chính, 2009. Giáo trình Quản lý tài chính công. Hà Nội: NXB Tài chính.
18. Phạm Văn Khoan, 2012. Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
19. Phạm Thị Hồng Liên, 2016. Giải pháp hoàn thiện quản lý công tác tài chính ở Cục Hậu cần - Bộ Tổng Tham mưu. Luận Văn Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
20. Phùng Quang Thanh, 2007. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính, tài sản, phòng và chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tạp chí Tài chính Quân đội, Số 6 (54).
21. Ngô Văn Thao, 2014. Nâng cao chất lượng quản lý tài chính tại Cục Hậu cần –Tổng cục Hậu cần. Luận Văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Hậu cần, Hà Nội.
22. Phạm Quang Tuấn, 2018. Quản lý tài chính tại lữ đoàn 164 quân đoàn 2. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLKT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA
Phục vụ đề tài: Quản lý tài chính tại Ban cơ yếu Chính phủ
I. Thông tin về người được điều tra
Họ tên:... Tuổi: ... Dân tộc: ...Trình độ học vấn: ..., ngành đào tạo... Xin Anh/ Chị vui lòng đánh dấu (X) vào ô anh chị cho là hợp lý
Nội dung Đồng ý Trung lập Không đồng ý 1. Công tác lập dự toán
Chất lượng công tác lập dự toán được đảm bảo Lập dự toán thu, chi có dựa vào kết quả năm trước Quy trình lập dự toán đầy đủ, đúng quy định Lập dự toán sát với thực hiện
2. Công tác thực hiện dự toán
Lập dự toán sát với thực hiện
Các khoản thu được công bố công khai
Kinh phí nộp về ngân sách nhà nước đúng tiến độ
3. Công tác quyết toán
Quyết toán được thực hiện kịp thời, công khai Quyết toán được thực hiện theo một suy trình cụ thể Các chứng từ quyết toán đúng quy định
4. Công tác kiểm tra, giám sát
Các đơn vị luôn được kiểm tra, giám sát để đảm bảo công tác quản lý tài chính chặt chẽ
Các cuộc thanh tra, kiểm tra về công tác quản lý tài thực hiện thường xuyên
Chế tài xử lý vi phạm đủ nghiêm minh Xin chân thành cảm ơn anh/chị!