Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát quản lý ngân sách tại Ban Cơ yếu Chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 100 - 101)

ngân sách tại Ban Cơ yếu Chính phủ

Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý ngân sách của Ban Cơ yếu Chính phủ cần tập trung các giải pháp sau:

- Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặc biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thoát vốn như: công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang bị tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán, công tác quản lý thu chi ngân sách của các đơn vị sự nghiệp.

- Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát, thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản lý nhà nước mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.

- Phải đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát theo dự toán chi ngân sách và thực tế đã chi. Qua thanh tra cần kết hợp với việc đánh giá hiệu quả sau thực hiện chi ngân sách.

- Hoàn thiện chế độ kiểm tra, kiểm soát hoạt động thu, chi. Xây dựng quy chế, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra dựa trên cơ sở Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC của Bộ Tài chính, đồng thời tuyên truyền và phổ biến rộng rãi tới mọi cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng về sự cần thiết của công tác này. Thực hiện nghiêm túc việc tự kiểm tra trên cơ sở các quy định của nhà nước và kế hoạch kiểm tra định kỳ, thường xuyên đã được xây dựng. Thông qua công tác tự kiểm tra để tạo nên nề nếp, tính kỷ luật trong

công tác tài chính - kế toán của các đơn vị sự nghiệp, từ đó nâng cao ý thức của mọi người trong việc sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước, giảm thiểu những sai sót.

- Các hoạt động kiểm tra, giám sát tài chính nội bộ phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những khâu, lĩnh vực có nhiều rủi ro, dễ nảy sinh sai phạm. Các nội dung kiểm tra, giám sát lồng ghép một cách khoa học trong mỗi cuộc thanh tra, góp phần tiết kiệm chi phí và nhân lực. Các kết luận, kiến nghị thanh tra, kiểm tra Tài chính đảm bảo đầy đủ chứng từ pháp lý, đúng pháp luật, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. Thông

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w