Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 50 - 52)

theo Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 21/7/1956 của Ban Bí thư Trung ương Đảng), có chức năng tham mưu cho Đảng, giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác cơ yếu trong toàn quốc, đồng thời trực tiếp nghiên cứu, sản xuất, đảm bảo kỹ thuật mật mã và đào tạo cán bộ cơ yếu cho toàn ngành Cơ yếu. Ban Cơ yếu Chính phủ gồm có các Cục, Vụ làm công tác quản lý và các đơn vị nghiên cứu khoa học mật mã, đào tạo cán bộ cơ yếu, sản xuất tài liệu cơ yếu, sản xuất và sửa chữa thiết bị mật mã, hệ thống các Trung tâm kỹ thuật mật mã và một Công ty làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Trong những năm qua, ngành Cơ yếu Việt Nam nói chung, Ban Cơ yếu Chính phủ nói riêng luôn hoàn thành nhiệm vụ đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý.

Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, quản lý chuyên ngành về cơ yếu, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu trong cả nước.

Ban Cơ yếu Chính phủ có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu hình Quốc huy; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và được riêng một mục trong tổng kinh phí hoạt động của Bộ Quốc phòng.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếuChính phủ Chính phủ

Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 21 của Luật Cơ yếu và những nhiệm vụ quyền hạn cụ thể sau đây:

trình cơ quan có thẩm quyền ban hành: Quy hoạch, chương trình, dự án, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; Tiêu chuẩn mật mã quốc gia, văn bản thuộc lĩnh vực mật mã bảo mật thông tin kinh tế - xã hội; Văn bản quy phạm pháp luật khác theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ban Cơ yếu Chính phủ.

- Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử thuộc lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin dùng mật mã. Chủ trì phối hợp với các bộ ngành trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến bảo mật và an toàn thông tin bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Ban hành văn bản hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn quy trình chuyên môn, nghiệp vụ và định mức kinh tế - kỹ thuật được áp dụng trong tổ chức cơ yếu và các đơn vị, tổ chức trực thuộc theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật của Đảng, Nhà nước và quản lý đội ngũ người làm công tác cơ yếu; tạo mọi điều kiện cho tổ chức cơ yếu, người làm công tác cơ yếu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức xây dựng hạ tầng, bảo đảm cung cấp dịch vụ và quản lý hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; triển khai bảo mật ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin cho Chính phủ điện tử.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin trên mạng công nghệ thông tin trọng yếu của các cơ quan Đảng, Chính phủ.

- Tổ chức kiểm định, quản lý chất lượng sản phẩm mật mã, đánh giá an ninh thiết bị mật mã.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ thuật mật mã; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về cơ yếu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể về đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.

- Quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; tuyển dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; miễn nhiệm, cách chức; điều động, luân chuyển, biệt phái, nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi việc và thực hiện chế độ tiền lương, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với người làm việc trong tổ chức cơ yếu thuộc thẩm quyền của Ban Cơ yếu Chính phủ.

- Quản lý tài chính, tài sản Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w