Lập kế hoạch tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 59 - 67)

Với đặc thù của công tác cơ yếu, để thực hiện những nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao, Ban Cơ yếu Chính phủ cần có nguồn tài chính vững mạnh ổn định và quản lý một cách khoa học, hiệu quả. Quản lý tài chính tại Ban Cơ yếu Chính phủ đòi hỏi phải nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu hoạt động quản lý hành chính và cung ứng các sản phẩm về cơ yếu.

Hoạt động thu tài chính ở Ban Cơ yếu Chính phủ gồm có thu từ NSNN và thu từ hoạt động sự nghiệp. Nguồn thu của Ban Cơ yếu Chính phủ có xu hướng tăng lên qua các năm, do nhu cầu nhiệm vụ của công tác cơ yếu ngày càng phức tạp và tình hình trong nước, trên thế giới có nhiều biến động.

- Các nguyên tắc yêu cầu đối với công tác lập dự toán của Ban cơ yếu Chính Phủ:

Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán nhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi của cơ quan, đơn vị dự kiến có thể đạt được trong năm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra. Điều đó đòi hỏi việc lập dự toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước

- Lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và lĩnh vực chi - phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo.

- Lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định, đúng thời gian, phải thể hiện đầy đủ các khoản thu chi theo Mục lục NSNN hoặc NSQP và hướng dẫn của Cục Tài chính gửi kịp thời cho các cơ quan chức năng của nhà nước xét duyệt

- Dự toán được lập phải kèm theo các báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán. Các bước lập dự toán, quá trình lập dự toán được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Thông báo số kiểm tra Bước 2: Lập dự toán

Bước 3: Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên và Thông báo số kiểm tra. Hàng năm, để lập dự toán trong các cơ quan Nhà nước, cần đòi hỏi phải có công tác hướng dẫn lập dự toán của cơ quan tài chính cấp trên và thông báo số kiểm tra dự toán. Số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu. Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, các đơn vị dự toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dự toán cấp trên hoặc cơ quan Tài chính.

- Lập dự toán thu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc lập dự toán chi và triển khai nhiệm vụ chi đảm bảo chủ động thu, chi trong đơn vị. Theo cách phân loại các cơ quan Nhà nước, có thể chia việc lập dự toán thu đối với các cơ quan, đơn vị làm 2 cách. Đó là:

- Đối với các đơn vị không có nguồn thu sự nghiệp, trên cơ sở phân bổ và giao dự toán ngân sách năm đối với các đơn vị theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị này tuỳ theo ngành và lĩnh vực hoạt động của đơn vị mình để xây dựng dự toán thu theo đúng quy định của nhà nước.

- Đối với các đơn vị có thêm nguồn thu sự nghiệp thì ngoài việc lập dự toán thu trên cơ sở phân bổ và giao dự toán ngân sách năm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị cần phải lập dự toán đối với các nguồn thu ngoài ngân sách.

- Lập dự toán chi đối với mỗi đơn vị, việc lập dự toán chi đòi hỏi phải cụ thể theo nguyên tắc:

+ Các khoản chi phải có nguồn đảm bảo;

+ Các khoản chi qua các năm phải tương đối ổn định;

+ Các khoản chi thường xuyên, phải gắn chặt với các hoạt động của đơn vị; + Các mức chi phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành của Nhà nước;

+ Các khoản chi được lập phải đạt hiệu quả cao với nguồn lực thấp nhất. - Lập Báo cáo thuyết minh dự toán Trên cơ sở dự toán thu và dự toán chi, phòng Kế hoạch – Tài chính tiến hành lập báo cáo thuyết minh dự toán. Trên Bản báo cáo thuyết minh dự toán phải chỉ ra được các nội dung sau:

+ Căn cứ xác định các chỉ tiêu trong dự toán;

+ Cơ cấu thu, chi tài chính dự toán có phù hợp với định mức quy định hay không;

+ Sự thay đổi thu chi tài chính dự toán năm kế hoạch so với năm báo cáo như thế nào, nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi đó;

+ Các biện pháp cơ bản để thực hiện tốt dự toán hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên căn cứ vào dự toán đã được sự chấp thuận của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; Vụ Kế hoạch - Tài chính sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp sẽ đề nghị cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên chính thức phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho cơ quan/đơn vị.

- Quy định về thời gian lập kế hoạch, gửi và thẩm định dự toán

Ngay từ đầu các năm, Các cơ quan đơn vị đã phải tiến hành xây dựng kế hoạch và dự toán chi thường xuyên cho các năm theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính:

Căn cứ nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và số kiểm tra dự toán thu, chi ngân sách hàng năm, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương xây dựng dự toán chi thường xuyên cho từng lĩnh vực chi theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao hàng năm, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, định mức chi NSNN, đảm bảo đúng tính chất nguồn kinh phí, đáp ứng các nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ.

Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước hiện hành; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công theo quy định; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị.

Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ: Xây dựng dự toán chi trên cơ sở phê duyệt của cấp có thẩm quyền đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở, nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, dịch vụ công sử dụng NSNN và nhiệm vụ khác.

Đối với dự toán kinh phí hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ công lập, xây dựng theo quy định tại Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện. - Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình: Thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán nhu cầu chi thực hiện các chương trình, đề án của ngành y tế đã được cấp có

thẩm quyền phê duyệt; dự kiến số kinh phí giảm cấp chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp y tế theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế; nhu cầu NSNN hỗ trợ do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự bảo đảm một phần chi phí thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp y tế công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Chi các hoạt động kinh tế: Xây dựng trên cơ sở khối lượng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chế độ, định mức chi ngân sách quy định; tập trung bố trí chi cho những nhiệm vụ quan trọng: duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng để tăng thời gian sử dụng và hiệu quả đầu tư; nghiệp vụ dự trữ quốc gia.

Xây dựng dự toán kinh phí Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp kinh tế công lập theo quy định của Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ và Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP, kinh phí thực hiện đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng NSNN từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Sau khi xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí hàng năm, các cơ quan đơn vị có trách nhiệm gửi về cơ quan tài chính cấp trên để kiểm tra, xem xét và giao nhiệm vụ cụ thể đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm tránh lãng phí và sẽ được điều chỉnh nhiệm vụ vào khoảng thời gian giữa năm.

* Dự toán thu:

Dự toán thu Ban Cơ yếu Chính phủ gồm thu từ ngân sách nhà nước, thu từ các hoạt động sự nghiệp và sản xuất kinh doanh tại đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và các khoản thu khác.

Ban Cơ yếu Chính phủ có 6 đơn vị sự nghiệp là: Viện Khoa học - Công nghệ mật mã; Học viện Kỹ thuật mật mã; Trung tâm công nghệ thông tin và

giám sát an ninh mạng; Tạp chí an toàn thông tin, Nhà máy M2 và Xí nghiệp M951. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ được áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ trong những thời điểm khác nhau.

Hàng năm, các đơn vị báo cáo thu chi về Vụ Kế hoạch - Tài chính. Trên cơ sở số liệu của các đơn vị sự nghiệp, Vụ Kế hoạch - Tài chính đã tổng hợp tình hình thu chi từ hoạt động sự nghiệp và sản xuất kinh doanh tại đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ và các khoản thu khác (Bảng 3.1). Các khoản thu của Ban Cơ yếu Chính phủ xuất phát từ việc cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng như: Đào tạo ngành nghề không thuộc phạm vi bí mật nhà nước, là dịch vụ khoa học, chuyển giao công nghệ, hoạt động có thu tại các cơ sở sản xuất điều dưỡng; hoạt động có thu tại các cơ sở sản xuất đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp; hoạt động có thu của tạp chí an toàn thông tin và khoản thu khác.

Tất cả các nguồn thu này sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước (nộp thuế giá trị gia tăng) đều được bổ sung vào chi thường xuyên của đơn vị, phần còn lại thích hợp vào quỹ phúc lợi khen thưởng, quỹ tiền lương tăng thêm, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Bảng 3.1. Dự toán thu từ hoạt động sự nghiệp ở Ban Cơ yếu Chính phủ giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Thu từ hoạt động sự nghiệp 67.564 24.487 36.709

+ Thu từ hoạt động sản xuất và

cung ứng dịch vụ 67.395 24.303 36.594

Theo báo cáo của Ban Cơ yếu Chính phủ dự toán chi NSNN của đơn vị giai đoạn 2017-2019 thể hiện cụ thể với các số liệu sau:

Bảng 3.2. Dự toán chi từ hoạt động sự nghiệp ở Ban Cơ yếu Chính phủ giai đoạn 2017-2019

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung chi Năm

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng ngân sách Nhà nước 389.500 493.867 585.811

Chi sự nghiệp kinh tế 570 480 495

Chi sự nghiệp khoa học - Công nghệ 10.800 10.518 30.827

Chi giáo dục đào tạo 70.128 59.810 92.580

Hoạt động quản lý hành chính NN 70 10 18

Chi đặc biệt 306.204 419.700 458.700

Chi sự nghiệp gia đình 3 3 3

Chi viện trợ 1.725 3.346 3.188

(Nguồn: Báo cáo dự toán chi NSNN của Ban Cơ yếu Chính phủ qua các năm)

Dự toán chi NSNN hàng năm của Ban Cơ yếu Chính phủ điểu chỉnh do tình hình hoạt động thực tế của Ban. Ban Cơ yếu Chính phủ là cơ quan mật mã quốc gia, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, có chức năng quản lý chuyên ngành về cơ yếu, tham mưu cho Đảng và Nhà nước về công tác cơ yếu trong phạm vi cả nước. Ban nhận kinh phí hàng năm từ Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng rồi thực hiện phân bổ dự toán cho các đơn vị dự toán cấp dưới thuộc Ban, trong đó có Vụ Kế hoạch - Tài chính của Ban Cơ yếu Chính phủ làm đầu mối. Dự toán được giao có sự bổ sung, điều chỉnh làm nhiều lần trong năm, gây ra khó khăn cho các đơn vị trong quản lý và điều hành các nguồn tài chính của đơn vị. Trong dự toán NSNN thì phần chi cho con người và chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 70% - 80% trong tổng dự toán. Các khoản chi cho sự nghiệp khoa học - công nghệ và chi đầu tư phát triển là những khoản chi không thường xuyên, những nội dung chi lớn. Chi đầu tư phát triển thường tập trung vào việc nâng cấp, đầu tư xây mới các công trình trụ sở làm việc của Ban và các đơn vị trực thuộc.

Những thay đổi từ các khoản chi này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác lập dự toán NSNN của Ban Cơ yếu Chính phủ. Trong giai đoạn 2017-2019, tổng dự toán chi tại Ban Cơ yếu Chính phủ là 1.469.178 tỷ đồng, được tăng đều qua các năm (Biểu đồ 3.3).

Đơn vị tính: tỷ đồng

Hình 3.3. Biểu đồ dự toán chi NSNN của Ban Cơ yếu Chính phủ qua các năm 2017 - 2019

* Để đánh giá về thực trạng lập dự ngân sách của của Ban Cơ yếu Chính phủ, tác giả đã thực hiện khảo sát 40 cán bộ đảm nhận công tác quản lý ngân sách, kết quả khảo sát thể hiện cho kết quả như sau (Bảng 3.3):

- Về chất lượng công tác lập dự toán được đảm bảo, việc lập dự toán phù hợp với định hướng nhiệm vụ chính trị, kế hoạch của cơ quan.

- Kế hoạch dựa trên kết quả các năm trước và bám sát với đề xuất của các đơn vị đưa lên.

- Quy trình lập dự toán, phần lớn các ý kiến đều cho rằng quy trình lập dự toán đầy đủ, đúng quy định, tuy nhiên còn 3 ý kiến (7,5%) cho rằng công tác lập dự toán chưa sát với thực hiện.

Bảng 3.3. Tổng hợp khảo sát ý kiến về công tác lập dự toán ngân sách tại Ban Cơ yếu Chính phủ

ĐVT: người

Nội dung Đồng ý Trung

lập

Không đồng ý

Chất lượng công tác lập dự toán được đảm bảo 35 5 0 Lập dự toán thu, chi có dựa vào kết quả năm trước 38 2 0 Quy trình lập dự toán đầy đủ, đúng quy định 40 0 0

Lập dự toán sát với thực hiện 35 5 3

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2020

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w