Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 95 - 97)

* Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của công tác quản lý tài chính có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với hệ thống quản lý tài chính ở Ban Cơ yếu Chính phủ nói chung và tại các cơ quan, đơn vị thuộc Ban nói riêng, cần sắp xếp và bố trí lại bộ máy quản lý tài chính theo đúng cơ cấu tổ chức. Giải pháp trước mắt là cần cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính, rà soát đánh giá lại toàn bộ nhân lực quản lý tài chính về cả năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Qua đó tiến hành sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính theo hướng tinh gọn, chuyên trách và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế mới.

* Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính

Công tác tuyển dụng nhân lực quản lý tài chính cần phải thực hiện nghiêm túc, trong đó chất lượng chuyên môn và phẩm chất đạo đức phải được đặt lên hàng đầu tiếp theo cần phải có khảo sát về trình độ, năng lực làm việc có đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ trong bối cảnh mới hay không. Quá trình tuyển dụng nên thông qua tổ chức thi tuyển nhân viên công khai, có tiêu chí đánh giá đầy đủ các mặt, minh bạch, khách quan... Để có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực có chất lượng tốt nhất đặc biệt là cho công tác tài chính, kế toán. Đối với nguồn nhân lực làm công tác kế toán tại Ban và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc phải đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ đã được quy định, từng bước chấn chỉnh việc tiếp nhận, thuyên chuyển, bổ nhiệm chức danh kế toán nhằm tạo ổn định cho bộ máy kế toán, đảm bảo chất lượng chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài chính kế toán tại các đơn vị kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán. Quản lý tài chính là vấn đề phức tạp, hơn nữa quy định về quản lý, điều hành tài chính trong CQNN luôn thay đổi cho

phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu đổi mới, do vậy công tác đào tạo và đạo tạo lại cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực này là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý tài chính, nhất là thực hiện các chủ trương, chính sách mới, các nghiệp vụ mới phát sinh.

Công tác đào tạo nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ công chức trong lĩnh vực tài chính cần phải gắn với đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng. Cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài chính trong các đơn vị Ban Cơ yếu Chính phủ. Nâng cao chất lượng bộ máy cán bộ quản lý tài chính phải được coi là trách nhiệm của Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị trực thuộc. Cụ thể là:

- Đảng bộ Ban Cơ yếu Chính phủ và các đơn vị trực thuộc cần phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý tài chính của Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị sự nghiệp qua các lớp lý luận chính trị trung, cao cấp, QLNN, thạc sỹ chuyên ngành kế toán, bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán... Đặc biệt là lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính phải là người có chuyên môn sâu về nghiệp vụ quản lý tài chính.

- Xây dựng chiến lược quy hoạch cán bộ quản lý tài chính bằng cách đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về QLNN, về kinh tế thị trường, ngoại ngữ, tin học... Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ tài chính. Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ này làm cho họ yên tâm công tác. Hằng năm phải đánh giá trách nhiệm nhiệm vụ của cán bộ quản lý tài chính và xử lý nghiêm các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý thu chi tài chính.

- Ban Cơ yếu Chính phủ cần tăng cường phối hợp và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng về hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý tài chính của Ban và các đơn vị trực thuộc. Đồng thời, Ban Cơ yếu Chính phủ cần quan tâm tốt hơn nữa về chế độ khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác quản lý tài chính; thực hiện tốt việc tổ chức thi, xét tuyển công chức, viên chức như việc ưu tiên bằng cấp thạc sỹ, đại học chính quy trường quốc lập, tuyển dụng làm việc phải đúng ngành, có năng lực để tạo nguồn phát triển hiệu quả cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt sau này.

* Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong quá trình thực hiện các hoạt động tài chính

Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Ban Cơ yếu Chính phủ. Trong hoạt động tài chính luôn có khả năng làm xuất hiện các hiện tượng tiêu cực, do các hoạt động này liên quan đến lợi ích của các chủ thể tham gia. Vì vậy, bên cạnh việc tăng cường và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính công thì cần tuyên truyền giáo dục cho các chủ thể tham gia hoạt động tài chính ý thức trách nhiệm đối với công việc chuyên môn liên quan đến tài chính. Cần động viên các chủ thể tham gia các hoạt động tài chính ý thức tiết kiệm, tránh lãng phí và trung thực trong việc thực hiện thu chi tài chính. Cần xây dựng cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh đối với những chủ thể tham gia vào hoạt động tài chính nhằm tạo ra tinh thần trách nhiệm cao trong hoạt động này.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại ban cơ yếu chính phủ (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w